Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, nên và không nên ăn gì?

Bệnh ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có độc, tuy không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không kịp thời xử lý rất có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Đặc biệt, sau khi bị ngộ độc bệnh nhân cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để tránh bệnh có nguy cơ tái phát.

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể sẽ có một số những dấu hiệu như sau:

  • Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày
  • Đau bụng dữ dội hoặc râm ran kéo dài trong 48h
  • Xuất hiện máu trong phân hoặc chất nôn
  • Sốt nhẹ
  • Chán ăn kéo dài 12h đồng hồ
  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi
  • Khát nước, khô miệng, đi tiểu ít, cơ thể yếu đi, hoa mắt chóng mặt, ngứa ran 2 canh tay
  • Có thể kèm theo triệu chứng đau đầu

bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm

Bệnh ngộ độc thực phẩm không chừa một ai, tuy nhiên một số đối tượng có nguy cơ mắc cao nhất thường có sức đề kháng yếu như người già, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, gan, AIDS…

Bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và uống gì?

Hãy để dạ dày của bạn trở lại trạng thái ổn định sau khi đã trải qua các triệu chứng khó chịu nhất của ngộ độc thực phẩm như nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Điều đó có nghĩa là bạn nên tránh ăn uống hoàn toàn trong vài giờ.

1. Giữ nước cho cơ thể

Việc hấp thụ chất lỏng rất quan trọng để giúp cơ thể chống lại tình trạng ngộ độc thực phẩm. Thêm vào đó, nôn mửa và tiêu chảy có thể gây mất nước, do đó bạn hãy cố gắng uống thật nhiều nước hoặc chia thành từng ngụm nhỏ. Đồ uống chứa chất điện giải là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng mất nước trong thời gian này.

Dưới đây là một số gợi ý cho bạn về các loại đồ uống có thể sử dụng:

  • Nước soda không chứa caffeine như Sprite, 7UP
  • Các loại trà không chứa caffeine
  • Nước dùng gà hoặc canh rau

bị ngộ độc thực phẩm

Bổ sung nước điện giải

2. Ăn thức ăn nhạt

Khi cảm thấy có thể tiêu hóa thức ăn, bạn hãy thử dùng những món nhẹ nhàng đối với dạ dày và đường tiêu hóa, chẳng hạn như thực phẩm chứa ít chất béo. Tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ vì sẽ khiến tình trạng khó chịu trở nên trầm trọng hơn.

Những thực phẩm được khuyến khích bao gồm:

  • Chuối
  • Ngũ cốc
  • Lòng trắng trứng
  • Mật ong
  • Yến mạch
  • Bơ đậu phộng
  • Khoai tây nghiền
  • Cơm
  • Bánh mì nướng

Nên ăn thức ăn nhạt

Ngộ độc thực phẩm nên tránh ăn gì?

Cơ thể bạn đang rất nhạy cảm trong thời điểm này. Vì vậy, hãy cẩn trọng những gì hấp thụ vào cơ thể. Ngoài ra, nếu xác định được nguyên nhân khiến bản thân bị ngộ độc, bạn nên vứt chúng vào thùng rác cũng như ngăn không cho trẻ em trong gia đình động vào.

Tránh dung nạp những thức ăn, đồ uống và chất có hại cho dạ dày, chẳng hạn như:

  • Thức uống có cồn
  • Thức uống chứa caffeine (cà phê, thức uống tăng lực,…)
  • Thức ăn cay
  • Thức ăn chế biến từ sữa
  • Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

Tránh ăn những phẩm dầu mỡ và thức uống có cồn

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế hút thuốc lá và không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Những lời khuyên khác sau khi bị ngộ độc thức ăn

1. Áp dụng các biện pháp tự nhiên

Khi bị ngộ độc thực phẩm, điều quan trọng là hãy để cơ thể tuân theo phản ứng tự nhiên để làm sạch đường tiêu hóa nhằm loại bỏ vi khuẩn có hại. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử một số phương pháp điều trị tự nhiên dưới đây:

  • Trà gừng: Gừng có tác dụng làm dịu dạ dày. Bên cạnh đó, tính chất kháng khuẩn trong gừng sẽ giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh.
  • Giấm táo: Có tác dụng trong việc kháng khuẩn. Trộn 2 muỗng giấm táo với 1 cốc nước và dùng dần trong ngày sẽ giúp cơ thể loại bỏ các mầm bệnh.
  • Than hoạt tính: Than hoạt tính đã qua xử lý được đánh giá cao trong việc giải độc nhanh chóng và diệt vi khuẩn nguy hiểm.

Sau khi cảm thấy khỏe hơn, bạn có thể sử dụng những thực phẩm chứa lợi khuẩn chẳng hạn như sữa chua. Điều này sẽ giúp cơ thể phục hồi các vi khuẩn có lợi bị mất trong quá trình tiêu độc thức ăn và làm cho hệ thống tiêu hóa cùng hệ miễn dịch trở lại bình thường.

2. Tích cực vệ sinh thân thể

Axit trong dạ dày khi nôn có thể làm hỏng men răng. Hãy đánh răng sau khi nôn mửa để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như mang lại cảm giác sảng khoái cho bản thân. Ngoài ra, tắm bằng vòi hoa sen sẽ giúp giữ sạch cơ thể khỏi các vi khuẩn không lành mạnh.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và tránh ăn gì. Chúc bạn áp dụng thành công và nhanh chóng có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Nguồn : Sức khỏe công động