Sảy thai liên tiếp, vì sao?

Nhiều trường hợp người mẹ bị sảy thai liên tiếp 2 đến 3 lần mặc dù đac cố gắng chăm sóc giữ gìn thai. Vậy nguyên nhân việc sảy thai liên tiếp là do đâu?

1. Sảy thai liên tiếp là gì?

Sảy thai là tình trạng bị mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ, hoặc khi thai mới nặng dưới 500 gram. Sảy thai liên tiếp là khi một bệnh nhân bị sảy thai tự nhiên từ 2 lần trở lên.

Trên thực tế, tỷ lệ sảy thai tự nhiên chiếm đến 15% tổng số có thai. Nhiều phụ nữ thậm chí còn không nhận ra mình có thai cho đến khi bị sảy thai. Nguyên nhân là vì phần lớn thai bị sảy trong vòng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.

Người mẹ có nguy cơ bị sảy thai các lần sau rất cao nếu như đã từng bị sảy thai.

2. Nguyên nhân sảy thai liên tiếp

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sảy thai liên tiếp, trong đó, phổ biến nhất là các nguyên nhân do:

  • Bất thường về miễn dịch và hormone
  • Rối loạn nhiễm sắc thể và gen di truyền, dị tật nặng
  • Bất thường trong cấu trúc giải phẫu tử cung của người phụ nữ.
  • Nhiễm trùng.
  • Không rõ nguyên nhân sảy thai.

Nếu sảy thai dưới 12 tuần thì 70% do thai bị rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật nặng, nhiễm trùng, các bệnh lí nội tiết của mẹ.

Trường hợp sảy thai trên 12 tuần thường do nguyên nhân bất thường tử cung của mẹ, tiền sản giật, sản giật, nhiễm trùng, mẹ bị các bệnh nội tiết như tiểu đường, suy giáp, lupus,…

Cần làm gì khi bị động thai?

Người mẹ có nguy cơ bị sảy thai các lần sau rất cao nếu như đã từng bị sảy thai.

+ Bất thường về miễn dịch và hormone

Bất thường về miễn dịch và hormone là nguyên nhân lớn dẫn đến sảy thai liên tiếp ở phụ nữ. Những bất thường này có thể bắt nguồn từ bất thường của noãn, tinh trùng hoặc phôi.

  • Thiếu hụt pha hoàng thể
  • Suy giáp: Nếu suy giáp không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ sảy thai liên tiếp: sảy thai, sanh non, nhẹ cân, cao huyết áp thai kỳ.
  • Rối loạn dung nạp đường: Rối loạn dung nạp đường được xem như một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sẩy thai liên tiếp và dị tật thai. Những phụ nữ bị tiểu đường, có HBA1c cao trong ba tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ sảy thai và thai dị dạng cao hơn bình thường rất nhiều.
  • Tăng prolactin: Tăng prolactin được chứng minh làm tăng nguy cơ sảy thai cho phụ nữ.

+ Rối loạn nhiễm sắc thể và gen di truyền, dị tật nặng

Trong một số trường hợp, bố hoặc mẹ có những bất thường nhỏ trong bộ gene, những bất thường này có thể không ảnh hưởng đến bố mẹ nhưng lại có sự ảnh hưởng lớn đến phôi, thai và có thể dẫn đến sảy thai.

Tuổi mẹ cao là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ sảy thai do giảm chất lượng noãn dẫn đến những bất thường về nhiễm sắc thể. Phụ nữ 40 tuổi có nguy cơ sảy thai cao gấp 2 lần so với mẹ 20 tuổi.

+ Bệnh nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng có thể gây dị tật thai nhi, thậm chí là gây sảy thai liên tiếp như: Rubella, sởi, quai bị, cytomegalovirus, lậu, HIV,…

+ Bất thường trong cấu trúc giải phẫu tử cung

  • Tử cung có vách ngăn làm gia tăng nguy cơ sảy thai.
  • Tử cung hai sừng, tử cung chột, tử cung đôi
  • Dính buồng tử cung
  • Polyp buồng tử cung
  • Nhân xơ dưới niêm
  • Hở eo cổ tử cung (thường gặp trường hợp sảy thai tam cá nguyệt thứ hai).

+ Sảy thai không rõ nguyên nhân

Trên thực tế, có đến 20% trong số các trường hợp sảy thai là không rõ nguyên nhân. Những trường hợp này, bác sĩ có thể cân nhắc một số biện pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp nhằm giúp vợ chồng có thể sinh ra một đứa trẻ bình thường, khỏe mạnh.

Ngoài ra, người mẹ nếu hút thuốc, uống rượu, dùng các chất gây nghiện quá nhiều thì cũng sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai liên tiếp. Một số loại thuốc có thể gây sảy thai. Do đó, trong thời gian mang thai, phụ nữ không được tự ý dùng thuốc mà phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hóa ra nguyên nhân gây sẩy thai không chỉ đến từ người mẹ mà còn do yếu tố này

Trên thực tế, có đến 20% trong số các trường hợp sảy thai là không rõ nguyên nhân

Sảy thai liên tiếp cần làm xét nghiệm gì ?

Trước khi làm các xét nghiệm, bác sĩ sẽ hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân để đánh giá tình trạng dùng thuốc, phẫu thuật, cũng như cũng như các bất thường về gene, di truyền của cả vợ chồng, cũng như của gia đình và họ hàng.

+ Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ

Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ được làm cho cả vợ và chồng để tìm các nguyên nhân bất thường về di truyền. Bố mẹ có thể là những người lành mang gen lặn của bệnh nhiễm sắc thể nào đó. Vì vậy, xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán bệnh nhiễm sắc thể có thể giúp phát hiện các bất thường đã truyền cho thai nhi và gây sảy thai liên tiếp này.

+ Đánh giá cấu trúc giải phẫu cơ quan sinh sản nữ

Đối với phụ nữ, tử cung và buồng tử cung cần được đánh giá chi tiết. Có nhiều xét nghiệm dùng để đánh giá buồng tử cung, bao gồm:

  • Siêu âm thường quy
  • Siêu âm bơm nước
  • Chụp tử cung- vòi tử cung
  • Chụp cộng hưởng tử tiểu khung (MRI) hoặc nội soi buồng tử cung.

+ Một số xét nghiệm khác

  • Những xét nghiệm tìm sự bất thường di truyền về đông máu cũng nên được thực hiện ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như: phẫu thuật, gãy xương, nằm bất động lâu ngày hoặc những bệnh nhân có gia đình bị các bất thường về máu.
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ,…

Sau khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán các cặp vợ chồng sẽ được điều trị theo đúng nguyên nhân. Việc điều trị và theo dõi chặt chẽ có thể làm tăng tỷ lệ thai sống trong tương lai lên tới 70%.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng