Sinh mổ bao lâu hết sản dịch, cần làm những gì để cơ thể phục hồi?

Sinh mổ bao lâu hết sản dịch và những lưu ý khi chăm sóc vùng kín sau sinh mổ là vấn đề được nhiều sản phụ quan tâm. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Sau sinh mổ, sản dịch kéo dài khiến nhiều chị em thấy khó chịu và lo lắng. Tuy nhiên, đây chỉ là hiện tượng bình thường, phổ biến sau khi sinh.

Sinh mổ bao lâu hết sản dịch?

Sản dịch là cơ chế sinh lý bình thường ở phụ nữ sau sinh, khi sinh mổ thường có sản dịch ít hơn. Qúa trình sản dịch thường kéo dài từ 2-6 tuần.

Trong 3 ngày đầu, sản dịch bao gồm máu loãng và cục mái nhỏ có màu đỏ sẫm. Những ngày sau đó, sản dịch loãng dần và có màu nhạt hơn, có màu hồng nhạt.

Tiếp theo từ 7- 10 ngày sau sinh, trong máu sinh có mang một lượng tế bào, niêm mạc nên có màu vàng nhạt và màu trắng còn gọi là máu sinh trắng. Bình thường sản dịch không bao giờ có mủ nhưng khi đi qua âm đạo sản dịch mất tính chất vô khuẩn và có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn… Sản dịch có mùi tanh nồng, pH kiềm. Nếu bị nhiễm khuẩn sản dịch sẽ có mùi hôi.

sinh mo bao lau het san dich

Thông thường trong vòng 20 ngày thì sản dịch sẽ ra hết. Tuy nhiên một số ít sản phụ ra sản dịch kéo dài đến 45 ngày. Sau thời gian này, trong vòng 1 tuần, chị em có thể thấy ra một ít máu đỏ tươi. Đó là kinh non – một hiện tượng sinh lý bình thường do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm.

Hiện tượng 1 tháng sau sinh mổ vẫn ra máu

Nhiều thai phụ lo lắng khi sinh mổ hơn 1 tháng vẫn chưa hết sản dịch. Tuy nhiên, sản dịch thường hết trong vòng 20 ngày, có thể kéo dài đến 45 ngày nhưng trường hợp này rất ít.

Nếu sau 6 tuần, sản phụ vẫn thấy ra sản dịch có máu kèm mùi hôi, sốt 38 -39 độ, bụng dưới căng tức thì nhiều khả năng chị em đã bị bế sản dịch, đây là tình trạng do sản dịch vẫn còn trong tử cung. Tình trạng bế sản dịch rất nguy hiểm bởi vậy chị em cần đến bệnh viện ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời.

Cách vệ sinh vùng kín sau sinh mổ

Sau mổ, chị em tốt hơn hết vẫn nên lưu ý tắm gội và vệ sinh vùng kín vì những vi khuẩn bên ngoài rất dễ xâm nhập vào tử cung qua đường sinh dục, cùng với những vi khuẩn ẩn nấp sẵn có trong âm đạo, tạo cho tử cung trở thành môi trường hết sức thuận lợi để gây ra nhiễm trùng âm đạo. Vì vậy, có thể thận trọng vệ sinh cơ thể, vệ sinh vùng kín sau mổ dựa trên những lưu ý.

  • Khi vừa sinh mổ xong chị em nên hạn chế đi lại hoặc di chuyển hết sức nhẹ nhàng, hạn chế tối đa việc bước lên xuống cầu thang. Đồng thời xuyên sử dụng khăn bông sạch thấm dịch từ âm đạo chảy ra để giữ cho vùng kín luôn khô ráo. Tuyệt đối không dùng giấy vệ sinh, đặc biệt là các loại ướt để lau.

sinh mo bao lau het san dich

  • Tránh tiếp xúc với nước quá nhiều trong quá trình tắm, gội, vệ sinh vùng kín vì dễ dẫn đến cảm lạnh hoặc nhiễm trùng. Tốt hơn hết hãy lau rửa bằng nước ấm. Đối với vùng kín, lau rửa ngày 2/3 lần với nước đun sôi để nguội xuống nhiệt độ vừa phải.
  • Hạn chế ra ngoài đến những nơi thoáng gió vì cơ thể sau khi sinh xong thường rất nhạy cảm, rất dễ bị cảm lạnh.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc câu hỏi sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch. Hi vọng, các mẹ sẽ bớt lo lắng và chăm sóc sức khỏe đúng cách để cơ thể phục hồi.

 

Nguồn : bau.vn

  • Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • 7

    7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.