Sử dụng thực phẩm chức năng sai cách tiềm ẩn rủi ro khôn lường

Ngộ độc vitamin do dùng quá liều Một số thực phẩm chức năng vitamin, đặc biệt là các loại tan trong dầu (A, D, E, K), có thể tích tụ trong cơ thể và gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều. Ví dụ nếu thừa vitamin A sẽ gây tổn thương gan, gãy xương. Thừa vitamin D có thể tổn thương thận do tăng canxi máu. Do đó để phòng ngừa những tổn thương này, bạn cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo, không tự ý dùng liều cao trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Tương tác thuốc Một số thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc kê đơn, làm giảm hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ. Ví dụ một số thực phẩm chức năng như St. John’s Wort có thể làm giảm hiệu quả thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai. Vitamin K có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu. Vì vậy khi bạn đang sử dụng thực phẩm chức năng mà bị bệnh nên thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại mà bạn đang dùng, đặc biệt khi đang điều trị bệnh. Tác dụng phụ […]

Ngộ độc vitamin do dùng quá liều

Một số thực phẩm chức năng vitamin, đặc biệt là các loại tan trong dầu (A, D, E, K), có thể tích tụ trong cơ thể và gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều. Ví dụ nếu thừa vitamin A sẽ gây tổn thương gan, gãy xương. Thừa vitamin D có thể tổn thương thận do tăng canxi máu.

Do đó để phòng ngừa những tổn thương này, bạn cần tuân thủ liều lượng khuyến cáo, không tự ý dùng liều cao trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Tương tác thuốc

Một số thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc kê đơn, làm giảm hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ.

Ví dụ một số thực phẩm chức năng như St. John’s Wort có thể làm giảm hiệu quả thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai. Vitamin K có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu.

Vì vậy khi bạn đang sử dụng thực phẩm chức năng mà bị bệnh nên thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại mà bạn đang dùng, đặc biệt khi đang điều trị bệnh.

Tác dụng phụ khi uống thực phẩm chức năng sai cách (ảnh minh họa)

Tăng nguy cơ bệnh tim

Việc bổ sung quá nhiều canxi (đặc biệt khi không kèm vitamin K2) có thể làm tăng nguy cơ vôi hóa động mạch.Nếu bạn dùng liều cao một số chất chống oxy hóa (ví dụ: beta-carotene ở người hút thuốc) có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Do đó, bạn nên ưu tiên bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm. Nếu cần bổ sung thực phẩm chức năng hãy đảm bảo cân bằng với các dưỡng chất khác.

Vấn đề tiêu hóa và tổn thương nội tạng

Việc lạm dụng một số thực phẩm chức năng như sắt, magie có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày. Thậm chí, bạn dùng quá nhiều trong thời gian dài có thể gây hại cho gan, thận.

Vì vậy, khi sử dụng các thực phẩm chức năng bạn nên tuân thủ liều lượng khuyến cáo. Ngoài ra, bạn uống thực phẩm chức năng cùng với bữa ăn (trừ khi có hướng dẫn khác).

Rối loạn nội tiết

Một số thực phẩm chức năng như DHEA, thuốc tăng cường testosterone có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone, gây thay đổi tâm trạng, mụn trứng cá, rụng tóc…

Do đó, để hạn chế những bất lợi này bạn không tự ý sử dụng thực phẩm chức năng liên quan đến hormone. Thậm chí, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Phụ thuộc và mất cân bằng dinh dưỡng

Nếu bạn quá dựa dẫm vào thực phẩm chức năng thay vì chế độ ăn uống lành mạnh có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng. Ví dụ bạn dùng quá nhiều kẽm có thể cản trở hấp thu đồng.Để phòng ngừa các bất lợi này bạn nên tập trung vào chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng và chỉ dùng thực phẩm chức năng khi cần thiết.

Dị ứng

Một số thực phẩm chức năng chứa các chất gây dị ứng như đậu nành, gluten, hải sản.Để phòng ngừa vấn đề này bạn nên kiểm tra kỹ thành phần sản phẩm. Chọn sản phẩm không chứa chất gây dị ứng nếu cần.

Lãng phí tiền bạc

Nhiều thực phẩm chức năng không có bằng chứng khoa học rõ ràng về hiệu quả. Vì vậy, chúng ta nên tìm hiểu kỹ thông tin, tham khảo ý kiến bác sĩ/dược sĩ. Chỉ mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo. Không tự ý sử dụng, mua bán thực phẩm bổ sung không có nguồn gốc, xuất xứ.

Nguồn : bau.vn

  • Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Trong khi kháng sinh tổng hợp ngày càng bị lạm dụng và gây ra tình trạng kháng thuốc, thì thiên nhiên lại ban tặng cho chúng ta nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất hiệu quả. Dưới đây là 10 loại “kháng sinh xanh” bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rèn luyện 5 thói quen buổi sáng này để giúp thanh lọc cơ thể

    Rèn luyện 5 thói quen buổi sáng này để giúp thanh lọc cơ thể

    Rèn luyện những thói quen buổi sáng là cách tuyệt vời để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe và khởi động một ngày mới đầy năng lượng. Dưới đây là 5 thói quen buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả:
  • Những thói quen nào của người Việt sau khi ăn đang âm thầm hủy hoại sức khỏe ?

    Những thói quen nào của người Việt sau khi ăn đang âm thầm hủy hoại sức khỏe ?

    Sau bữa ăn, nhiều người Việt thường duy trì một số thói quen tưởng chừng vô hại nhưng thực tế có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Dưới đây là một số thói quen phổ biến cần lưu ý:
  • Món ăn, bài thuốc hay từ ngải cứu

    Món ăn, bài thuốc hay từ ngải cứu

    Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, được sử dụng để chữa trị trong các trường hợp: phụ nữ kinh nguyệt không đều, ghẻ lở, viêm da, dị ứng, viêm gan, trừ giun, điều hòa khí huyết, ôn kinh, an thai, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ…
  • Cảnh báo lối sống

    Cảnh báo lối sống "cú đêm" cực kì gây hại cho sức khỏe

    Tại Việt Nam, lối sống "cú đêm" đang ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ. Sự phát triển của công nghệ, áp lực công việc, học tập, cùng với sự hấp dẫn của các hoạt động giải trí về đêm đã khiến nhiều người trẻ hình thành thói quen thức khuya.
  • Xông phòng bằng gừng tươi, bồ kết, chanh... ngăn ngừa cúm

    Xông phòng bằng gừng tươi, bồ kết, chanh... ngăn ngừa cúm

    Dược liệu chứa tinh dầu như: Cây sả, chanh, quế, mùi, bưởi, tràm gió, gừng tươi, kinh giới, tía tô, Bồ Kết… hoặc chế phẩm tinh dầu của các loại dược liệu này có thể sử dụng xông phòng, ngăn ngừa cúm.