Sữa mẹ loãng phải làm sao? Cách giúp sữa thơm và đặc và nhiều dinh dưỡng?

Không phải mẹ nào cũng may mắn có nhiều sữa, đặc và thơm. Sữa mẹ loãng phải làm sao để cải thiện là thắc mắc khiến nhiều mẹ chăm con cảm thấy lo lắng?

Nuôi con bằng sữa mẹ là cách hiệu quả để giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phát triển tốt khi còn nhỏ. Sữa mẹ loãng phải làm sao, không phải mẹ nào cũng vướng phải nỗi lo này nhưng đã gặp thì sẽ lo lắng đứng ngồi không yên.

Sữa mẹ loãng phải làm sao? Cách giúp sữa thơm và đặc và nhiều dinh dưỡng? - ảnh 1

Sữa ít, sữa có mùi hôi gây nhiều bất tiện, khiến nhiều mẹ lo lắng

Với chất lượng sữa không tốt, sự phát triển của trẻ nhỏ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Do đó, mẹ cần hiểu rõ và kịp thời có cách khắc phục.

1. Sữa mẹ loãng có gây ảnh hưởng gì không?

Theo các chuyên gia, dù sữa đặc hay loãng thì chất lượng cũng không có nhiều khác biệt. Dù bằng mắt thường, trông không khác nhau mấy nhưng thực ra thành phần của sữa cũng như nhau. Tình trạng chậm tăng cân của trẻ là do sự hấp thụ thức ăn riêng. Tuy nhiên, nhìn chung, khi được cung cấp đủ sữa, chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ hấp thụ tốt và tăng cân nhanh chóng.

Sữa mẹ loãng phải làm sao? Cách giúp sữa thơm và đặc và nhiều dinh dưỡng? - ảnh 2

Theo các chuyên gia, dù sữa đặc hay loãng thì chất lượng cũng không có nhiều khác biệt

Dù sữa mẹ đặc hay loãng thì vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ. Trong thời gian đầu, có thể sữa mẹ chứa ít chất béo hơn so với sữa cuối. Tuy nhiên, sẽ vẫn chứa đủ nước, chất đạm, đường, vitamin và khoáng chất.

2. Vì sao sữa mẹ loãng?

90% nước là thành phần có chứa trong sữa mẹ. Có 2 dạng gồm sữa đầu và sữa cuối. Mẹ sẽ thấy rõ sự khác biệt trong chất lượng sữa ở những thời điểm này.

Sữa đầu: Khác với sữa non có màu vàng, sữa đầu có màu trong và loãng như nước vo gạo. Được tiết ra trong khoảng 10 phút đầu khi cho con bú. Tuy màu sữa trong và loãng nhưng vẫn đảm bảo nguồn chất dinh dưỡng bao gồm nước, lactose, protein.

Sữa mẹ loãng phải làm sao? Cách giúp sữa thơm và đặc và nhiều dinh dưỡng? - ảnh 3

Sữa đầu có màu trong và loãng như nước vo gạo.

Sữa cuối: Lượng sữa này được tiết ra ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối khi cho bé bú. Sở dĩ sữa đặc và có màu đặc vàng đi là bởi vừa có nguồn chất dinh dưỡng vừa có thêm sự xuất hiện của chất béo, chất đạm.

Sữa mẹ loãng phải làm sao? Cách giúp sữa thơm và đặc và nhiều dinh dưỡng? - ảnh 4

Sữa cuối rất đặc và có màu vàng 

3. Sữa mẹ loãng phải làm thế nào?

Theo các chuyên gia, nếu mẹ không thường xuyên cho trẻ bú và đúng cách cho bú thì sẽ dẫn đến sữa mẹ bị loãng. Vì vậy, cần thay đổi chế độ dinh dưỡng và tập cho bé bú đúng cách để sữa sớm đặc và thơm trở lại.

Cho con bú đúng cách

Một trong những nguyên nhân khiến sữa mẹ loãng là do cách cho bé bú không đúng theo giờ giấc. Tuyến sữa hoạt động theo cơ chế tự nhiên để sản xuất được một nguồn sữa dồi dào nhất.

Do đó, việc thường xuyên cho bé bú là cách đơn giản nhất để thúc đẩy hoạt động của tuyến sữa và tăng cường chất lượng. Các bác sĩ cũng khuyên mẹ nên cho bé bú đều ở cả hai bầu ngực để dinh dưỡng được sản xuất liên tục cân bằng ở cả hai bên

Mẹ cần lưu ý:

– Thứ nhất, cần cho bé bú thường xuyên hơn

Trong những tháng đầu, trẻ thường ham ngủ, do đó, cần đánh thức bé dậy dù bé đang ngủ. Nếu mẹ cứ chiều theo ý bé thì sẽ không đủ thích và làm giảm lượng sữa tiết ra hơn.

– Thứ hai, cần chú ý đến thời gian cho bé bú mẹ

Nếu bạn sinh thường thì thời gian cho bé bú trong khoảng 30 phút đến một giờ.  Khoảng 6 giờ sau khi sinh mổ mẹ mới nên cho bé bú vì mẹ còn phải hồi phục sau tác dụng của thuốc mê. Thời gian bú khoảng 15- 20 phút/bữa

– Thứ ba, tư thế bú đúng

Tư thế cho bé bú đúng nhất đó là ngồi hay nằm trong một tư thế thoải mái và lưng có điểm tựa thật vững. Tiếp theo, bế bé sát vào lòng. Lưu ý đặt đầu và thân mình bé được thẳng để bé cảm thấy thoải mái, bú được lâu. Điều chỉnh để thân bé áp sát vào mẹ và bé quay mặt vào vú mẹ.

Cách cho bé bú phù hợp nhất đó là cho bé bú đến khi bé tự nhả vú ra. Để giúp bé nhận được dòng sữa cuối đầy đủ nguồn chất béo, bạn có thể để bé bú từng bên một, hết bên này mới chuyển sang bên kia.

Sữa mẹ loãng phải làm sao? Cách giúp sữa thơm và đặc và nhiều dinh dưỡng? - ảnh 5Điều chỉnh để thân bé áp sát vào mẹ và bé quay mặt vào vú mẹ

Chế độ dinh dưỡng

Trong suốt 6 tháng đầu, mẹ cần tuân thủ một số lưu ý nhất định để sản sinh nhiều sữa, cải thiện chất lượng sữa. Trong đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất.

Để bổ sung dinh dưỡng cho con, tránh tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng thì mẹ nên ăn đủ các nhóm chất bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, rau xanh và trái cây.

Sữa mẹ loãng phải làm sao? Cách giúp sữa thơm và đặc và nhiều dinh dưỡng? - ảnh 6

Đảm bảo 4 nhóm chất: Chất bột, chất đạm, chất béo, rau quả và trái cây

Mẹ cần đảm bảo 4 nhóm chất: Chất bột, chất đạm, chất béo, rau quả và trái cây. Đồng thời, mẹ cũng phải bổ sung nhiều khoáng chất như: sắt, canxi và các loại vitamin cần thiết.

Sữa mẹ bị loãng nên ăn gì?

Thực phẩm giàu canxi

Khi mẹ mang thai, lượng canxi tăng lên theo tỉ lệ thuận của tuổi thai. Mẹ cần bổ sung lượng canxi sau sinh là 1500mg/ngày. Những thực phẩm giàu canxi gồm có sữa, bánh mì, ngũ cốc, đậu nành, và nước trái cây.

Thực phẩm giàu vitamin D

Các thực phẩm giàu vitamin D sẽ giúp tăng lượng sữa cho mẹ và hạn chế tình trạng sữa bị loãng. Không chỉ vậy, bổ sung vitamin D còn là cách giảm nguy cơ loãng xương, tiểu đường, huyết áp cao. Và giúp hệ xương phát triển, ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ em.

Thực phẩm giàu DHA cho mẹ

DHA là thành phần quan trọng giúp hình thành não, mắt của trẻ. Do đó bổ sung các thực phẩm giàu DHA là điều rất cần thiết. Các thực phẩm như cá, sữa…  có chứa một lượng dồi dào DHA. Mỗi ngày mẹ nên bổ sung đủ 300mg DHA cho cơ thể để “tích lũy” dần dần trong sữa và giúp con phát triển thể chất, trí não hơn.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?