Sún răng ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh

Sún răng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn có thể khiến trẻ nói ngọng, ảnh hưởng đến răng sau này.

Sún răng ở trẻ nhỏ xảy ra khi trẻ có răng sữa. Sún răng không làm trẻ đau nhưng lại rất mất thẩm mỹ. Ngoài ra nó còn có thể ảnh hưởng tới chất lượng răng của trẻ khi lớn. Vậy sún răng là gì?

Sún răng ở trẻ nhỏ là gì?

Răng gồm có 3 lớp: vỏ cứng bên ngoài, men răng và ngà răng. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ men răng và ngà răng rất mỏng. Do răng có độ canxi thấp và nhạy cảm nên dễ bị sâu, tổn thương. Khi men răng tổn thương, răng của trẻ sẽ bị mủn dần, tiêu đi và làm giảm thể tích chân răng. Tình trạng như vậy được gọi là sún răng.

Dù sún răng không đau, chỗ sún thì nông nhưng lại có diện tích rộng. Sún răng thường có màu đen hoặc nâu, đáy mềm ở những đợt tiến triển. Sún răng phát triển rất nhanh nếu không được kiểm soát và điều trị. Để lâu, trẻ sẽ chỉ còn những mỏm răng nhỏ gần tụt xuống lợi, chân răng nằm sát lợi. Khi đó khả năng nhai nuốt của trẻ sẽ bị ảnh hưởng và còn cả khả năng giao tiếp cũng thế.

sun-rang-o-tre-nho-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-va-phong-tranh-1

Nguyên nhân gây nên tình trạng sún răng ở trẻ nhỏ

  • Những nguyên nhân chủ yếu gây ra sún răng là:
  • Trẻ ăn nhiều đồ ngọt có lượng đường cao, uống sữa, đồ uống có ga nhưng không vệ sinh răng trước khi ngủ.
  • Thiểu sản men răng do sinh thiếu tháng, thiếu canxi, uống nhiều kháng sinh. Ngoài ra còn do ăn uống hàng ngày như: uống sữa đêm làm lên men, sinh axit phá hủy men răng.
  • Trẻ bị sâu toàn hàm hoặc chế đọ dinh dưỡng bị thiếu canxi, flour làm răng bị tổn thương.
  • Khi mang thai người mẹ sử dụng thuốc kháng sinh như: Tetracycline, Doxycycline. Điều đó khiến cho răng bé phát triển không tốt, chất lượng răng kém, độ cứng thấp, dễ tổn thương.
  • Chăm sóc răng miệng không đúng cách làm vi khuẩn tấn công, xâm nhập vào men răng làm sún răng.
  • Trẻ bị vàng da cũng làm ảnh hưởng tới men răng.

Điều trị cho trẻ bị sún răng như thế nào?

1. Sử dụng nước muối

Nước muối được biết đến với đặc tính kháng khuẩn tốt. Vì vậy trước khi ngủ bạn hãy pha 1 thìa muối tinh nhỏ với 200ml nước ấm cho trẻ súc miệng. Nên duy trì việc này hàng ngày, trước khi đi ngủ buổi tối và khi dậy vào buổi sáng.

sun-rang-o-tre-nho-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-va-phong-tranh-2

 

2. Sử dụng lá trầu không

Trầu không được coi là một bài thuốc dân gian để làm chậm quá trình sún răng cho trẻ. Trong lá trầu không cũng chứa đặc tính kháng khuẩn rất cao.

Cách thức thực hiện rất đơn giản, chỉ cần lấy 3 – 5 lá trầu không già, rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn rồi đắp lên vị trí sún răng. Bạn hãy lấy khoảng 3 lá trầu già, đem rửa sạch rồi giã nhuyễn. Tiếp đó lấy phần được giã đắp lên phần răng bị sún. Để khoảng 3 -5p rồi cho trẻ súc miệng với nước sạch. Hoặc bạn có thể đem lá trầu không đun sôi rồi lấy nước cho trẻ uống hàng ngày.

sun-rang-o-tre-nho-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-va-phong-tranh-3

3. Đưa trẻ đi khám răng định kỳ

Khám nha khoa định kì là biện pháp điều trị tốt nhất cho trẻ bị sún răng. Bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám răng định 3 – 6 tháng/lần. Với những bé sún răng, răng lung lay sớm cha mẹ nên cho bé đi khám nha khoa tại các cơ sở uy tín. Nếu khám được kịp thời thì sẽ làm giảm tình trạng răng bé bị mọc lệch hoặc mọc chen chúc sau này.

sun-rang-o-tre-nho-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-va-phong-tranh-4

Cách biện pháp phòng tránh sún răng ở trẻ nhỏ

1. Lưu ý về thực đơn ăn uống cho trẻ

Trong thời kỳ trẻ thay răng bố mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi, flour cho bé. Ngoài ra, cà rốt cũng là một loại thực phẩm làm tăng độ chắc khỏe cho răng. Nó còn giúp lợi mau liền khi tổn thương và làm giảm tình trngj chảy máu chân răng. Cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đò ngọt, đồ uống có ga,..

2. Cần để ý khi cho bé dùng thuốc

Thuốc kháng sinh cũng góp phần làm vàng răng, hỏng men răng và rất khó tẩy lại ở trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ nên cân nhắc trước khi cho trẻ uống kháng sinh để bảo vệ răng của bé. Nếu trẻ phải uống thuốc thì cần có sự chỉ định của bác sĩ.

3. Loại bỏ những thói quen xấu

Để giúp trẻ có một hàm răng trắng khỏe thì trước khi ngủ phụ huynh không nên cho bé bú hoặc ngậm bình sữa. Hơn nữa, không được để trẻ dùng răng cắn vật cứng, ít ăn bánh kẹo, uống nước có ga và ăn đêm. Nếu trẻ có thói quen uống sữa trước khi ngủ thì sau khi uống cha mẹ nên cho trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Hầu hết, các bác sĩ đều khuyến cáo nên ngưng cho trẻ 8 – 10 tháng tuổi bú đêm. Vì việc bú đêm sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, kém phát triển chiều cao và dễ gây hư răng. Còn với trẻ biếng ăn hay ngậm cơm thì cha mẹ cần kiểm tra răng của bế sau khi ăn để tránh thức ăn thừa bám vào gây sún răng.

4. Vệ sinh răng đúng cách cho trẻ

Khi trẻ bắt đầu có chiếc răng đầu tiên thì bố mẹ nên chăm sóc đặc biệt cho răng trẻ. Mới đầu, cha mẹ có thể dùng băng gạc để vệ sinh răng sữa cho trẻ vào sáng sớm hoặc sau bữa ăn. Sau mỗi lần ăn nên cho trẻ uống nước ngay tránh sún răng và viêm họng cho trẻ.

Khi trẻ được 2 tuổi, hàm răng đã khá hoàn chỉnh. Bé đã ăn được nhiều loại thức ăn vì vậy hàm răng cần được chăm sóc cẩn thận hơn. Phụ huynh nên dùng kem đánh răng có chứa flour để đánh răng cho bé. Còn với các bé có thói quen ăn đồ vặt nhiều thì phụ huynh nên đánh răng cho con ngay sau khi ăn tránh để sún răng và sâu răng.

Còn khi trẻ được 3 tuổi, phụ huynh nên dạy trẻ tự đánh răng. (Chải răng dọc từ chân răng xuống, đủ 3 mặt răng ngoài – trên – trong ít nhất 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ)

sun-rang-o-tre-nho-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-va-phong-tranh-5

Trên đây là những nguyen nhân, cách điều trị và phòng tránh súng răng ở trẻ nhỏ do bau.vn tổng hợp được. Hy vọng bài viết trên đã đem lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về tình trạng này.

Nguồn : bau.vn

  • Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi còn non yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay dị ứng thực phẩm… cũng là nguyên nhân quan trọng dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa, uống sữa phù hợp với độ tuổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… là những sai lầm thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa phần trẻ […]
  • Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng thiếu vitamin A vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức đề kháng của trẻ, cũng như quá trình hồi phục sau sinh của người mẹ. Vậy tại sao vitamin A lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu.
  • 3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện, cung cấp canxi, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bé lại không thích uống sữa vì vị nhạt hoặc ngán ngấy. Làm sao để bé vui vẻ uống đủ sữa mỗi ngày mà không cần ép? Hãy thử ngay 3 tuyệt chiêu “đánh lừa” vị giác dưới đây để bé yêu thích sữa hơn nhé!
  • Con phát triển toàn diện nhờ ăn uống đúng – Cha mẹ đã làm đúng chưa?

    Con phát triển toàn diện nhờ ăn uống đúng – Cha mẹ đã làm đúng chưa?

    Chế độ dinh dưỡng trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thể chất, trí tuệ và thói quen ăn uống lâu dài của trẻ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại với sự bủa vây của thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt và đồ ăn nhanh, nhiều bậc cha mẹ đang gặp khó khăn trong việc xây dựng một thực đơn lành mạnh và cân bằng cho con. Vậy thế nào là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em? Bài viết này sẽ cung cấp những nguyên tắc nền tảng mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Nhân tướng học trẻ em: Nét mặt tiết lộ điều gì về vận mệnh và sức khỏe?

    Nhân tướng học trẻ em: Nét mặt tiết lộ điều gì về vận mệnh và sức khỏe?

    Từ lâu, nhân tướng học phương Đông đã xem khuôn mặt như “tấm bản đồ” phản ánh vận mệnh, tính cách và sức khỏe của một con người. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, một số nét tướng nhất định được cho là có thể hé lộ phần nào về tương lai, sức khỏe và may mắn trong cuộc đời. Tuy không mang tính tiên đoán tuyệt đối, nhưng việc quan sát những đặc điểm này giúp cha mẹ hiểu con hơn và có hướng nuôi dạy phù hợp.Dưới đây là những nét tướng phổ biến thường được nhắc đến trong dân gian và nhân tướng học:
  • Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Sự phát triển toàn diện của trẻ – cả về thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch – phụ thuộc rất lớn vào việc bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng trong giai đoạn vàng từ 0 đến 6 tuổi. Đây là lúc cơ thể trẻ phát triển nhanh nhất, não bộ hình thành mạnh mẽ và cũng là thời kỳ dễ thiếu hụt vi chất nhất nếu không chú ý.Dưới đây là những vi chất quan trọng nhất bố mẹ cần bổ sung hợp lý qua chế độ ăn và/hoặc sản phẩm bổ sung cho trẻ: