“Tác nhân” ảnh hưởng quá trình rụng trứng

Rụng trứng là hiện tượng xuất hiện theo mỗi chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Nó đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định khả năng thụ thai ở người phụ nữ.

Tùy vào tâm lý sẵn sàng có em bé hay chưa, các cặp đôi có thể lấy mốc rụng trứng ra để tính ngày giao hợp an toàn và không an toàn. Tuy nhiên, cũng nên biết rằng, hiện tượng này còn chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố.

1. Rụng trứng và quá trình rụng trứng?

Thuật ngữ “rụng trứng” được dùng để chỉ sự giải phóng tế bào trứng ra khỏi buồng trứng. Hiện tượng này sảy ra khi các bạn nữ bước vào tuổi dậy thì và kết thúc ở thời kỳ mãn kinh. Đối với cơ thể một bạn nữ khỏe mạnh bình thường, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, trung bình mỗi tháng sẽ có một trứng chín, rụng ra và rơi vào vòi trứng. Chất lượng và số lượng trứng luôn tỷ lệ nghịch với tuổi tác. Sau khi rụng, nó chỉ có thể tồn tại từ 12 – 24 giờ chứ không “sống dai” như tinh trùng (3 – 5 ngày).

Trứng rụng sẽ lần lượt “ngao du” qua ống dẫn trứng xuống tử cung. Tại đây, cuộc “gặp gỡ, giao duyên” giữa trứng và tinh trùng sẽ diễn ra nếu “nàng trứng” gặp được bất kỳ “chàng tinh binh” nào “vừa ý”. Bước kế tiếp, trứng nhanh chóng kết hợp với tinh trùng và quá trình thụ thai bắt đầu.

Hàng tháng, cơ thể bạn sẽ có một khoảng thời gian dễ thụ thai nhất (khoảng 3 – 4 ngày trước và sau ngày thứ 14 của chu kỳ). Do đó, nếu muốn có con, bạn nên quan hệ tình dục trước và sau ngày rụng trứng 1 ngày. Trước hoặc sau quá trình này, tỷ lệ mang thai ở phụ nữ là rất hiếm.

2. Yếu tố nào quyết định sự rụng trứng?

Câu trả lời không gì khác chính là sự kích thích của hàm lượng hoóc môn trong cơ thể bạn. Vào đầu mỗi kỳ nguyệt san, cơ thể sẽ sản xuất ra một loại hoóc môn sinh dục đặc biệt, thúc đẩy trứng chín và rụng vào một thời điểm thích hợp.

3. Làm sao để biết bạn đã rụng trứng?

– Dấu hiệu rõ ràng nhất cho biết bạn đã rụng trứng chính là sự gia tăng chất bôi trơn trong âm đạo. Bạn sẽ thấy nhiều khí hư giống như lòng trắng trứng sống được tiết ra.

– Dấu hiệu thứ hai hơi khó nhận biết là sự gia tăng thân nhiệt của bạn trong suốt quá trình rụng trứng. Đo thân nhiệt mỗi sáng bằng cặp nhiệt độ và ghi chép lại cẩn thận, chú ý theo dõi thường xuyên có thể giúp bạn tìm ra ngày trứng rụng tương đối chuẩn xác.

– Một dấu hiệu nữa để nhận biết hiện tượng rụng trứng đã xảy ra là chứng đau bụng dưới, song không phải ai cũng gặp triệu chứng này.

– Ngoài ra, để xem xét các dấu hiệu rụng trứng, bạn có thể mua một bộ dụng cụ thử ngày. Nó kiểm tra nước tiểu và phát hiện sự tăng hoóc môn diễn ra trước khi trứng rụng. Trên cơ sở đó, hãy xác định ngày có khả năng rụng trứng của bạn để phục vụ cho mục đích của mình nhé!

4. Những “tác nhân” nào ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng?

Theo nghiên cứu, trứng thường rụng vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ kinh, nhưng điều này cũng chỉ mang tính tương đối vì thời gian rụng trứng giữa những người phụ nữ khác nhau là khác nhau, thậm chí thời điểm rụng trứng của một người phụ nữ giữa các tháng cũng không giống nhau. Đồng thời, quá trình rụng trứng còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố môi trường trong và ngoài cơ thể, bao gồm:

– Thể trạng, sức khỏe, trạng thái tinh thần, thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi, cuộc sống gia đình, công việc… của từng người. Chúng ảnh hưởng không nhỏ đến nội tiết tố – tác nhân chi phối toàn bộ quá trình chín và rụng của trứng.

– Chế độ ăn uống, dinh dưỡng: nếu bạn sắp xếp, lựa chọn được một chế độ ăn uống đủ chất và điều độ cho cơ thể mình thì chắc chắn rằng cơ quan sinh dục của bạn sẽ hoạt động bình thường, dẫn tới hệ quả là trứng có thể rụng đúng ngày. Ngược lại bạn có thể gặp phải tình trạng trứng rụng bất thường gây khó khăn cho việc tính ngày thụ thai, tránh thai hay những kế hoạch trong cuộc sống của bạn.

– Đặc biệt, trứng có thể rụng đột xuất, sớm hơn một vài ngày so với quy luật nếu như vợ chồng lâu ngày mới gặp nhau; hoặc nếu trong quan hệ vợ chồng, người vợ đạt hứng thú tuyệt đỉnh (sự co bóp của tử cung, buồng trứng làm cho áp lực ở ngoài nang Graff tăng gây vỡ nang, giải phóng trứng). Điều này giải thích cho chúng ta hiểu tại sao có những phụ nữ “dính bầu” mặc dù trong tháng đó họ chỉ quan hệ một lần duy nhất vào đúng ngày “nguyệt san”.

Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hay không chính là biểu hiện sự rụng trứng có đều hay không, hoạt động nội tiết có bình thường không. Do đó, đối với tất cả các bạn nữ, việc theo dõi cẩn thận kỳ kinh hàng tháng của mình là thực sự cần thiết và có ích cho bạn./.

Theo mangthai

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?