Bài viết dưới đây của bau.vn sẽ giải đáp cho mẹ về vấn đề thèm chua khi mang thai dưới khía cạnh khoa học.
Giải thích lý do thèm chua và khẩu vị thay đổi khi mang thai
Trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ có cảm giác thèm một hương vị nào đó cụ thể, có thể là món ngọt hoặc chua, thậm chí là món ăn mà trước khi có thai bạn không thích hoặc không thể ăn. Các chuyên gia y tế vẫn chưa thể giải thích một cách chính xác tình trạng này này tuy nhiên theo khía cạnh khoa học, cảm giác thèm ăn gì đó ở bà bầu có thể liên quan đến một vài yếu tố dưới đây:
Thay đổi nội tiết tố khi mang thai
Mặc dù chưa có nghiên cứu chứng minh chính xác điều này nhưng khá nhiều người tin rằng sự thay đổi nhanh chóng của các hormone khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn. Sự gia tăng hormone estrogen và progesterone trong khoảng thời gian 3 tháng đầu tiên của thai kỳ có thể lý giải cho tình trạng ốm nghén. Đến giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, khi mẹ bầu đã thích nghi với sự tăng cao của những hormone kể trên thì chứng ốm nghén sẽ giảm dần thay vào đó chính là cảm giác thèm ăn, ví dụ mẹ bầu thèm chua hoặc thèm ngọt.
Một số giả thuyết cho rằng mẹ bầu có thể sẽ thay đổi nhận thức về cảm giác, bao gồm cả vị giác lẫn khứu giác trong suốt thai kỳ. Điều này chính là nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi về khẩu vị. Ví dụ như một số bà bầu thích ăn những món trước đây mình không thích hoặc khó chịu với mùi vị của món ăn mà trước đây mình đặc biệt yêu thích.
Thèm chua khi mang thai có thể là do sự thiếu hụt dinh dưỡng
Hiện tượng thèm ăn của mẹ bầu liên quan đến chế độ ăn uống hoặc do nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai là khá hợp lý. Ví dụ như phụ nữ mang thai thèm trái cây là bởi thiếu vitamin, thèm sữa là vì thiếu canxi hoặc thèm đồ ngọt là do nhu cầu về calo để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong thai kỳ.
Mặc dù vậy nhưng trên thực tế vẫn chưa có nghiên cứu hoặc chứng minh cụ thể về mối liên hệ giữa cảm giác thèm ăn và sự thiếu hụt dinh dưỡng trong thai kỳ. Nguyên nhân là do một số thai phụ vẫn có thể thèm ăn những món có chứa ít hoặc không có dinh dưỡng bao gồm kem, pizza, burger… Chính vì thế, đây vẫn còn là một vấn đề chưa được lý giải chính xác.
Bà bầu có được ăn dưa chua không?
Thèm chua và thèm ăn dưa chua là tình trạng thường gặp của khá nhiều phụ nữ mang thai. Tuy việc ăn dưa chua khi mang thai khá an toàn nhưng bà bầu nên ăn có chừng mực để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đối với cả mẹ và thai nhi.
Xét về điểm tích cực, những miếng dưa chua được ngâm muối và giấm tạo ra hương vị hấp dẫn nên có thể thỏa mãn cảm giác thèm chua của bà bầu. Ngoài ra, dưa chua cũng đem đến một số lợi ích đối phụ nữ mang thai bao gồm:
- Dưa chua giúp cung cấp một lượng natri cần thiết để cân bằng chất lỏng, đặc biệt là trong trường hợp bà bầu đang bị thiếu hụt natri
- Giàu vitamin, một quả dưa chuột muối chua đã có thể cung cấp 15% lượng vitamin K khuyến nghị hàng ngày đối với thai phụ.
- Nước dưa chua sẽ cung cấp một lượng vitamin C có lợi cho sự phát triển mô và miễn dịch của em bé.
Mặc dù vây, dưa chua vẫn là món chứa hàm lượng natri cao. Vì thế, phụ nữ mang thai ăn nhiều dù thèm chua cỡ nào đi chăng nữa. Nguyên nhân là bởi dư thừa natri có thể khiến cơ thể giữ nước cũng như làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao khi mang thai.
Nguồn : bau.vn