“Tạm biệt” đau ngực khi cho con bú

Rất nhiều bà mẹ, nhất là trường hợp sinh con lần đầu rơi vào hoàn cảnh "khóc dở, mếu dở" vì quá đau ngực khi cho con bú.

Một vài nguyên nhân dẫn đến đau ngực và những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu cơn đau và không sợ hãi mỗi lần bé “ti mẹ”

1. Bé bú sai tư thế

Tình trạng: Cho bé bú sai tư thế dẫn đến việc bé bám ti mẹ không đúng, thường nhay mỗi đầu ti mẹ khiến mẹ cảm thấy đau tức ngực.

Giải pháp: Khi cho bé bú, tốt nhất bạn nên chọn tư thế ngồi thoải mái trên ghế. Nếu sức khỏe còn yếu, bạn có thể chọn kiểu nằm trên giường, với bé nằm bên cạnh. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế tư thế này, bởi vì, việc bú nằm có thể khiến sữa từ khoang miệng tràn vào tai bé, gây nên chứng viêm tai giữa.

2. Căng sữa

Tình trạng: Sau sinh 2-5 ngày, phần nhiều người mẹ có cảm giác căng ngực, đi kèm những cơn đau nhẹ. Căng ngực có thể chuyển thành dạng căng sữa nếu bé không bú đủ hoặc người mẹ không tìm cách vắt sữa kịp thời. Khi đó, tuyến sữa sưng lên khiến bầu ngực của bạn có cảm giác cứng, vùng da xung quanh trở nên căng bóng, bạn có thể bị sốt nhẹ và xuất hiện cảm giác tê hoặc ngứa bàn tay.

Giải pháp: Người mẹ cần cho con bú ít nhất 8-12 lần/ngày. Có thể mặc áo ngực (kiểu thể thao hoặc kiểu dành cho người mẹ sau sinh) suốt 24 giờ trong ngày nếu bạn có cảm giác bầu ngực trở nên nặng nề.

Đặt khăn sạch, ấm vừa đủ và ẩm lên trên cả hai vú khoảng 3-5 phút trước khi cho bú; hoặc dùng vòi nước ấm và để nước rất ấm chảy tràn từ hai vai xuống dưới ngực của mẹ. Làm ấm đều hai bên ngực sẽ giúp sữa chảy dễ dàng hơn. Sau đó, hãy xoa bóp hai vú theo hình tròn hướng về vùng có quầng và núm vú, giúp sữa chuyển xuống. Xoa bóp thêm bên dưới cánh tay nếu vùng này cứng và khó chịu.

Ngoài ra, bạn cần làm cho ngực mềm hơn bằng cách dùng bàn tay ấn nhẹ hoặc vắt sữa. Massage đều ngực để làm mềm vùng thâm quầng, giúp bé thuận lợi hơn khi bú.

3. Ống dẫn sữa bị tắc

Tình trạng: Đôi khi sữa mẹ không được lưu thông tốt, do một ống dẫn sữa bị tắc.

Giải pháp: Hãy thử tắm vòi sen bằng nước ấm và nhẹ nhàng xoa bóp ngực. Bạn vẫn nên cho con bú ở bên vú bị tắc, đau.

4. Do lạnh

Tình trạng: Một số người mẹ có cảm giác nóng rát, đau nhói khi chuẩn bị kết thúc quá trình cho bé bú. Núm vú có màu hơi trắng, sau đó chuyển sang đỏ (hoặc màu xanh) trước khi quay lại với màu sắc bình thường. Đó có thể là nguyên nhân “ti mẹ” phản ứng với không khí lạnh ngoài trời, sau khi rời môi trường ấm áp là khoang miệng của bé. Hoặc dấu hiệu này còn do miệng của bé siết chặt núm vú mẹ, gây cản trở sự lưu thông máu ở khu vực này.

Giải pháp: Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng một chiếc khăn mềm, ấm chườm lên ngực sau khi cho bé bú. Cách này giúp núm vú được xoa dịu. Nếu dấu hiệu bị đau trở nên nghiêm trọng, bạn nên trao đổi với bác sĩ.

5. Viêm ngực

Tình trạng: Viêm ngực có thể coi là một chứng bệnh nhẹ, gây ra do tắc ống dẫn sữa lâu.

Giải pháp: Để hạn chế cơn đau, nên dùng cách tắm bằng nước ấm dưới vòi hoa sen, nhẹn nhàng xoa bóp ngực. Đồng thời, nên tiếp tục cho con bú bên vú bị viêm. Nếu cơn đau không giảm, nhất là khi bạn bị sốt hoặc ớn lạnh, bạn nên đi khám. Nhiều trường hợp, viêm ngực cần được điều trị bằng kháng sinh.

Theo Eva

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?