Thai nhi có ảnh hưởng gì khi mẹ bầu bị sâu răng?

Việc mẹ bầu bị sâu răng không chỉ khiến sức khỏe của bản thân ảnh hưởng mà còn cả thai nhi và tác động xấu tới sự hình thành răng của em bé sau này. Hãy ùng bau.vn tìm hiểu thêm thông tin ở bài đọc bên dưới.

Nhiều mẹ bầu bị sâu răng khi mang thai nhưng không chú ý nhiều dù đã sâu răng nghiêm trọng. Hơn nữa, họ không nghĩ sâu răng sẽ gây nguy hiểm đến thai nhi và em bé khi ra đời. Vậy hãy tìm hiểu đọc bài viết này để có thêm kiến thức hữu ích tốt cho cả mẹ và thai nhi.

1. Lý do dễ bị sâu răng khi mang thai.

  • Thường chia nhiều bữa nhỏ trong ngày khiến miệng có nhiều axit dễ gây sâu răng.
  • Tính chất tuyến nước bọt thay đổi tạo điều kiện thuận lời cho vi khuẩn phát triển.
  • Hormone nữ cao dễ làm viêm lợi hơn bình thường, đây chính là nguyên nhân gây viêm nha chu.

 

2. Mẹ bầu có nguy cơ sinh non cao khi bị sâu răng

Sâu răng khi có thai làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non cao gấp 2-3 lần so với bình thường, dễ bị tiền sản giật và em bé sinh ra bị nhẹ cân.

Người mẹ mang thai sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu thì trong khoang miệng sẽ có rất nhiều vi khuẩn gây hại. Các vi khuẩn gây hại này có thể sẽ di chuyển từ khoang miệng đến nhau thai làm tăng nồng độ sinh lý trong ối, gây chuyển dạ sớm, sinh non.

Ngoài ra, các bé có mẹ bị sâu răng có thể sinh ra nhẹ cân, không khỏe mạnh vì lượng canxi hấp thụ được từ mẹ thấp.

3. Nguy cơ em bé sinh ra đã bị sâu răng cao

Thai nhi ở khoảng từ 5 – 20 tuần tuổi đã bắt đầu hình thành mầm răng. Và chiếc răng đầu tiên mọc từ mầm răng này khi trẻ ra đời được      3 – 6 tháng. Để quá trình mọc răng của trẻ được phát huy tốt thì người mẹ cần bổ sung canxi.

Tuy nhiên, sự phát triển răng của bé có thể bị ảnh hưởng khi mẹ bầu bị sâu răng nếu:

  • Lây vi khuẩn sâu răng từ mẹ hoặc người xung quanh khi bị hôn, qua dụng cụ bón thức ăn, ống hút,..
  • Vi khuẩn xâm nhập làm hỏng răng trẻ ngay khi bắt đầu nhú.
  • Người mẹ có răng sâu nhiều khiến trẻ sinh ra tỷ lệ răng sâu rất cao

4. Việc làm cần thiết cho mẹ bầu khi bị sâu răng

  • Dùng nước súc miệng
  • Đánh răng ngày 2 lần
  • Vệ sinh kẽ răng sau mỗi bữa ăn bằng chỉ nha khoa
  • Theo dõi sức khỏe răng miệng và lấy cao răng thường xuyên

5. Cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho bà bầu khi bị sâu răng

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi: 

  • Các loại rau củ: cây họ đậu, cải xoăn, cải chíp, rau bina, tỏi tây, súp lơ,…
  • Hải sản: tảo biển, hàu, cá chạch, cua biển, tảo biển,…
  • Trái cây: kiwi, chuối, cam, quả sung,..
  • Loại hạt: hạnh nhân, hạt dẻ, đậu phụ,…
  • Sản phẩm từ sữa: sữa chua, phomai, váng sữa, sữa tươi,…

Ngoài bổ sung canxi ra thì thai phụ cũng cần bổ sung photpho để thai nhi có nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho quá trình hình thành răng.

Nguồn : Sức khỏe 24h

  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc quan hệ trong thai kỳ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, chuyện chăn gối trong giai đoạn này không những không gây hại mà còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn?
  • Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đặc biệt là trái cây giàu dưỡng chất, sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu.
  • Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai là hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình "vượt cạn". Dưới đây là 5 lý do mẹ bầu nên duy trì việc tập thể dục đều đặn trong thai kỳ.