Tiết kiệm: Hành vi và tâm lý nào đang phá hỏng điều đó

Điều gì sẽ xảy ra khi những hành vi và tâm lý tác động từ đồng tiền trong việc tiết kiệm trong cuộc sống.

Trải qua “những ngày lịch sử” này, chúng ta thấm ra được nhiều chân lý của việc có tiền. Chúng ta quyết tâm rằng từ nay sẽ tiết kiệm. Nhưng chờ chút, việc tiết kiệm đâu có mới. Vốn dĩ ở nhà cha mẹ vẫn luôn hô hào “bớt tiêu xài, tích luỹ đi” suốt đấy thôi, nhưng chúng ta mấy ai làm được? Bây giờ chắc gì sẽ thành công?

Để tích cóp được tiền, việc thay đổi quan điểm về tiền chỉ là bước một. Lòng nhiệt tình ban đầu sẽ mau chóng nguội đi khi bạn đối mặt với cám dỗ: Các shop và nhãn hàng sẽ bày ra 1001 chiêu trò để dụ bạn tiêu xài! Chính vì vậy, bạn cần phải nhận ra những hành vi và tâm lý nào đang làm khổ đời mình để tháo gỡ nó ra. Có thay đổi được hệ thống hành vi và cảm xúc mình dành cho tiền, thì bạn mới mong hình thành được thói quen tích trữ như phú ông, phú bà.

Khởi đầu quá đà

Đối với những người trẻ, thời gian là vô hạn và bỏ thời gian để học tập, tìm tòi, khám phá những vùng đất mới là điều không thể thiếu. Và tất nhiên chúng ta ưa chuộng việc trải nghiệm hơn vật chất, và trải nghiệm để biết được mình đang sống trọn vẹn vì tuổi trẻ. Bởi vậy, đôi khi việc đó chưa thật sự hợp lý trong việc bạn chi tiêu cho cuộc sống hiện tại. Chúng ta cần hiểu rõ ra là những việc làm đó sẽ làm suy sụp kế hoạch tiết kiệm mà bạn đề ra.

Thay vì lập một kế hoạch giảm chi xài tối đa và khiến bản thân mau nản chí, thì bạn nên phân chia hợp lý tỷ lệ “tiêu xài/tiết kiệm” tuỳ vào thu nhập hàng tháng và các nhu cầu cấp thiết của mình.

Không đặt ra mục tiêu cho bản thân

Muốn thành công thì hãy đặt ra một mục tiêu rõ ràng cho bản thân. Đặt ra một con số cụ thể cho mình vào mỗi ngày, mỗi tháng và mỗi năm. Hãy bắt đầu với việc dư ra 1 triệu/tháng hay 20 triệu/năm. Những khoản tiền nhỏ này tạo cho bạn động lực tiết kiệm nhiều hơn, rồi từ từ hẵng tiến lên các kế hoạch 3 năm, 5 năm, mua nhà, mua xe…

Đừng để bản thân bị nản chí

Thời gian đầu tiết kiệm có thể khá khó khăn với mỗi người nên thường có suy nghĩ “thôi bỏ ra một chút để tiêu sau đó sẽ tiết kiệm lại”. Chính cái suy nghĩ ấy sẽ khiến chúng ta dễ rơi vào nhất chính là du di cho bản thân chút chút. Tiêu lẹm lần một thì chắc chắn sẽ có lần hai, lần 3, lần n.

Giải quyết sao đây? Phải khiến cho chuyện tiêu lẹm vào tiền tiết kiệm khó như lên trời. Thay vì để tiền cộng dồn trong tài khoản thanh toán hay ống heo, hãy chuyển nó thành ngoại tệ, vàng, gửi có kỳ hạn vào ngân hàng. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các chương trình tiết kiệm tự động, theo đó mỗi tháng nhận lương là ngay lập tức một khoản sẽ được “dứt” ra để tích trữ, tránh cho bạn tưởng mình giàu mà tiêu hoang.

Tính “ham của lạ”

Điều này các cô gái dễ phạm phải với các món mỹ phẩm, dưỡng nhan của mình. Bạn có mấy khi xài cạn hết một thỏi son không? Hay là bạn có một rổ son mà cái nào cũng chỉ quẹt quẹt vài lần xong chán. Kem dưỡng da, kem mắt, mặt nạ, sữa tắm, dầu gội cũng vậy. Con gái hay mua mấy thứ này với tâm lý nuông chiều bản thân chút đỉnh cho vui vẻ, nhưng nuông chiều quá đà thì thành hoang phí và rác nhà đấy. Cái gì cũng nên tiết chế lại.

Sợ mất cơ hội mua đồ đẹp, đồ sale

Thời đại này chỉ lo thiếu tiền thôi, chứ không lo thiếu đồ. Giày không mua hôm nay thì tuần sau sẽ có cái mới còn đẹp hơn. Điện thoại hàng năm đều ra mẫu mới, không lo hết. Tai nghe không dây mua trước sau gì mà chẳng được, nên hãy chờ các đợt deal bất bại của các sàn thương mại điện tử mà mua cho hời. Chưa kể là những món đồ bạn thích nó chỉ hấp dẫn khi chưa mua được thôi, chứ khi sở hữu rồi thì chán liền, lại đi tìm một món khác để thích.

Kẻ biết tiêu xài thông minh, khi nhìn thấy một món đồ lung linh mê đắm thì liền… quay mông bỏ đi. Lúc này cảm xúc đang dâng tràn trong tim, bạn dễ bốc đồng xài tiền ngu ngốc lắm. Việc cần làm là lấy giấy viết ra so đo những mặt lợi hại của việc mua món đồ đó và chờ đợi dòng xúc cảm xẹp xuống. Có một nguyên tắc gọi là “Nguyên tắc 3 ngày” – sau 72 giờ thì lý trí của bạn sẽ mạnh hơn cảm xúc, lúc này bạn sẽ quyết định được là mình không thể sống mà thiếu món đồ kia thật, hay mua về chỉ rác nhà.

Sử dụng ví điện tử

Thường thì các bạn trẻ nghĩ rằng sử dụng ví điện tử chúng ta sẽ tiêu ít tiền hơn vì tiền ở trong thẻ nên sẽ không tiêu nhanh bằng để trong ví. Nhưng thực tế là công nghệ phát triển và mưu cầu của người dân ngày càng cao. Việc sử dụng ví điện tử là điều bình thường. Nên chính bản thân chúng ta lại quên mất rằng chúng ta đã chi trả cho chúng quá nhiều.

Nhà nước mình đang khuyến khích phát triển một xã hội không tiền mặt, vì vậy hiện có rất nhiều chương trình khuyến mãi, cộng điểm dành cho việc thanh toán bằng thẻ, ví điện tử. Lợi to trước mắt, chờ gì không xài? Tiết kiệm cả tiền lẫn thời gian, lại hạn chế tiếp xúc với tiền mặt (có thể bạn chưa biết: tiền mặt chính là một trong những thứ dơ nhất thế giới!). Còn việc bạn cảm thấy tiền trong ví điện tử không chắc tay, đó chỉ là những con số thôi mà, hệ thống có bị gì thì tạch – đừng lo hão nữa, đau đầu lắm! Để một ví điện tử được cấp phép ra đời, nó phải trải qua nhiều vòng kiểm tra nghiêm ngặt, và hoạt động được giám sát chặt chẽ không thua gì ngân hàng đầu.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng