Tìm hiểu về chế độ chăm sóc trẻ béo phì một cách hợp lý, khoa học

Béo phì có thể ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sự phát triển toàn diện của trẻ. Cùng Bau.vn tìm hiểu về chế độ chăm sóc trẻ béo phì một cách hợp lý nhất nhé.

Trẻ bị thừa cân, béo phì thường hay có mặc cảm về hình thức của mình. Hơn nữa, cân nặng nhiều hơn mức bình thường cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Vì thế,  một chế độ chăm sóc trẻ béo phì hợp lý là điều hết sức cần thiết, giúp cho trẻ phát triển thể lực tốt và phòng tránh các bệnh mãn tính sau này.

Chế độ chăm sóc trẻ béo phì về mặt dinh dưỡng

che do cham soc tre beo phi

Những điều nên làm

  1. Khẩu phần ăn của trẻ cần cân đối, hợp lý, nên phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn một loại thực phẩm nào đó.
  2. Nếu uống sữa nên uống không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.
  3. Chế biến thức ăn: Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho.
  4. Nên nhai kỹ và ăn chậm, ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn.
  5. Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối.
  6. Nên ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt. Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ.

Không nên làm

  1. Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga
  2. Hạn chế các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường.
  3. Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocolate, kem, nước ngọt trong nhà.
  4. Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước khi đi ngủ.

Cách hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ

che do cham soc tre beo phi

  • Chọn kem chua (12 – 16% chất béo), kem phô mai, phô mai, sữa chua và các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo. Hạn chế thực phẩm đóng gói sẵn.
  • Nấu ăn với dầu hạt cải hoặc dầu ô liu thay vì bơ thực vật. Chọn dầu chứa ít hơn 2 gram bão hòa trong mỗi muỗng canh. Giảm lượng chất béo và dầu bạn sử dụng khi nấu hoặc nướng.
  • Nên mua thịt nạc như ức gà không có da, thịt lợn thăn, sườn… hay các loại cá. Chuẩn bị một bữa tối không thịt một vài lần trong tuần.
  • Hạn chế cách chế biến với chất béo. Nướng, hấp, luộc thức ăn thay vì chiên.
  • Thức ăn nhanh hiện nay là lựa chọn thường xuyên của nhiều cha mẹ vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, hãy chọn cho trẻ các món nướng, hấp (thay vì chiên) hoặc salad với nước sốt ít béo.
  • Để có một bữa ăn nhẹ lành mạnh, hãy chọn trái cây tươi hoặc sữa chua ít béo thay vì các món chiên hay đồ ngọt.

Các biện pháp giúp trẻ tăng cường vận động trong chế độ chăm sóc trẻ béo phì

che do cham soc tre beo phi

  1. Tạo niềm thích thú của trẻ đối với các hoạt động thể thao.
  2. Các bậc cha mẹ cần quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp trẻ năng động.
  3. Chú trọng những sở thích của trẻ tham gia các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang…
  4. Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc…
  5. Hạn chế ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử…
  6. Không nên bắt trẻ học quá nhiều, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng.

Nguồn : bau.vn

  • Hiểu con bằng trái tim: Giao tiếp nuôi dưỡng sự gắn kết trong gia đình

    Hiểu con bằng trái tim: Giao tiếp nuôi dưỡng sự gắn kết trong gia đình

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp chính là “chiếc cầu” kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và trẻ. Thế nhưng, không ít bậc phụ huynh thừa nhận rằng: càng lớn, con càng ít nói, thu mình hoặc chỉ trả lời bằng những câu cộc lốc. Vậy làm sao để cha mẹ có thể chạm đến trái tim con một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả? Dưới đây là những bí quyết giao tiếp từ các chuyên gia tâm lý giúp con luôn sẵn sàng chia sẻ và mở lòng.
  • Hệ tiêu hóa trẻ yếu? Đây là 7 nguyên nhân bạn không nên bỏ qua

    Hệ tiêu hóa trẻ yếu? Đây là 7 nguyên nhân bạn không nên bỏ qua

    Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, nhiều trẻ nhỏ hiện nay gặp phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi hay khó tiêu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng mà cha mẹ cần lưu ý
  • Trẻ dùng điện thoại sớm: Lợi bất cập hại? Góc nhìn từ các chuyên gia

    Trẻ dùng điện thoại sớm: Lợi bất cập hại? Góc nhìn từ các chuyên gia

    Trong thời đại số hóa, việc trẻ em được tiếp xúc với điện thoại thông minh từ rất sớm không còn là điều hiếm gặp. Từ việc xem hoạt hình, học tiếng Anh, đến gọi video cho ông bà – chiếc điện thoại đang trở thành một “bảo mẫu công nghệ” mà nhiều cha mẹ hiện đại tin dùng. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi đó là những cảnh báo khoa học đáng suy ngẫm, khiến không ít phụ huynh phải giật mình.
  • Những giai đoạn vàng cha mẹ cần tận dụng để trẻ phát triển chiều cao tối ưu

    Những giai đoạn vàng cha mẹ cần tận dụng để trẻ phát triển chiều cao tối ưu

    Chiều cao không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn liên quan mật thiết đến sức khỏe, sự tự tin và tiềm năng phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết rằng chiều cao của trẻ chịu tác động rất lớn từ những “giai đoạn vàng” trong quá trình phát triển. Nếu bỏ lỡ những thời điểm quan trọng này, việc cải thiện chiều cao sau đó sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể bù đắp.
  • Bé gái dậy thì sớm nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

    Bé gái dậy thì sớm nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

    Rất nhiều cha mẹ lo lắng khi con dậy thì sớm, đặc biệt là bé gái – bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao, vóc dáng, mà còn có thể tác động đến tâm lý và sức khỏe sinh sản sau này. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát và hỗ trợ quá trình này là chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy- Dấu hiệu nào cần đưa trẻ nhập viện?

    Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy- Dấu hiệu nào cần đưa trẻ nhập viện?

    Mùa hè với thời tiết nắng nóng, khó chịu càng làm chất xúc tác gia tăng căn bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Vậy dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy là gì? Cách phân loại ra sao?