Tết Đoan Ngọ là một trong dịp tết quan trọng của người dân Việt Nam. Ngày này thường gắn liền với rất nhiều món ăn được truyền lại với ý nghĩa ăn nó sẽ giúp “diệt sâu bọ”. Tuy nhiên phong tục tập quán ở mỗi vùng miền, địa phương là khác nhau nên không phải ai cũng biết đến những món ăn ngày Tết Đoan Ngọ này. Vậy thì, hãy cùng bau.vn tìm hiểu nét đặc văn hoá đặc biệt này trong bài viết dưới đây nhé!
Top các món ăn không thể thiếu cho ngày Tết Đoan Ngọ
1. Cơm rượu nếp
Thông thường, cơm rượu sẽ được ăn đầu tiên vào buổi sáng sớm khi bạn vừa thức dậy trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm của người dân, cơm nếp có thể tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể. Vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại
Cơm rượu nếp là hỗn hợp nếp nguyên hạt đã được đồ thành xôi, sau đó rắc một lớp men rồi ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Dù già hay trẻ, đây đều là một món dễ ăn nhờ vào vị ngọt thanh, chua nhẹ khó cưỡng.
Cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối, còn cơm rượu miền Nam được viên tròn lại khác hoàn toàn với thứ cơm rượu rời của người Bắc.
2. Thịt vịt
Nếu như bánh tro, chè trôi nước hay cơm rượu nếp là những cái tên quen thuộc ở các miền Nam, Bắc thì thịt vịt lại là món ăn không thể thiếu ở nhiều địa phương của miền Trung. Đối với người dân miền Trung, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày tết này. Kể cả khi người dân có quan niệm kiêng ăn thịt vịt vào đầu tháng vì sợ đen đủi thì vào ngày 5.5 âm lịch, vẫn có nhiều người ăn thịt vịt.
Trong khi một số người giải thích rằng, vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng trong những ngày oi bức đầu tháng 5 (âm lịch) thì một số người khác lại cho rằng từ 5/5 (âm lịch) trở đi thịt vịt sẽ béo ngậy, thơm ngon hơn và không còn mùi hôi nữa.
3. Bánh tro- Món ăn ngày Tết Đoan Ngọ
Tiếp đến, thực đơn không thể thiếu trong danh sách những món ăn không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ đó là bánh ú tro. Bánh ú tro còn có nhiều tên gọi khác như là bánh tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng… Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc, nhân bánh có thể mặn, ngọt hoặc không nhân.
Bánh ú tro thường ăn với đường hoặc mật. Mỗi vùng có một kiểu gói bánh khác nhau, có nơi gói hình thuôn dài, có nơi gói hình chóp tam giác. Quá trình làm nên chiếc bánh này cũng rất công phu.
Ngày mùng 5 tháng 5 cũng là dịp đầu hè, được thưởng thức món bánh ngon ngọt, thanh mát vừa giản dị mà lại dân dã như vậy thì quả là tuyệt vời.
4. Trái cây
Mọi dịp lễ của người Việt Nam luôn có một mâm quả thật đẹp, bao gồm những loại trái cây ngon nhất mùa.
Không chỉ đẹp mắt nhờ màu sắc hài hoà, hương vị của các loại trái cây đầu mùa như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… còn thơm ngon. Người dân luôn mong muốn mầm bệnh được tiêu trừ, cây trái sẽ sinh sôi nảy nở, tươi tốt hơn.
Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là các loại trái cây như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở. Đặc biệt là mận, vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.
5.Món ăn ngày Tết Đoan Ngọ: Chè trôi nước
Chè trôi nước là món thanh đạm, mát, dễ ăn, có tác dụng điều hòa khí huyết, làm mát cơ thể trong ngày Tết Đoan Ngọ nắng nóng.
Những viên chè tròn được làm từ bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa. Chè có vị béo của đậu xanh, vị ngọt của đường, nước cốt dừa, vị man mát của bột ở ngay đầu lưỡi và mùi thơm hấp dẫn của gừng, nước cốt dừa.
6. Bánh khúc
Khác với người Kinh có cơm rượu nếp, bánh tro, thịt vịt, đặc sản Tết Đoan Ngọ của người Nùng (Mường Khương, Lào Cai) là món bánh khúc. Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp ngon, rau khúc, đậu xanh, hạt vừng đen. Bánh khúc có hình thù và cách làm gần giống bánh dày. Món ăn ngày Tết Đoan Ngọ này nhất định bạn phải nên thử một lần nhé.
7. Chè kê
Chè kê cũng là món ngon mỗi ngày rất đặc trưng cho ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ.
8. Bánh ú
Bánh ú là món ăn truyền thống ngày 5/5 âm lịch ở miền Nam nước ta. Bánh ú có 2 loại là bánh ú nhân ngọt và bánh ú nhân mặn. Trong đó, bánh ú mặn được ưa chuộng ở miền Tây.
Bánh có nhân là trứng cút, trứng vịt muối, thịt xá xíu, nấm đông cô, tôm khô, hạt sen… quyện với lớp vỏ dẻo dẻo, thơm thơm mùi lá. Chiếc bánh được gói theo hình chóp nón, lớp vỏ không quá dày, ôm lấy nhân bánh nên mùi vị thấm đẫm từ trong ra ngoài.
Trên đây là các món ăn ngày Tết Đoan Ngọ đặc trưng của người dân Việt Nam. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin bổ ích cho bạn!
Nguồn : bau.vn
Tags: Tết Đoan Ngọ