Trẻ bị chân tay miệng nên làm gì để ngăn ngừa tình trạng bệnh?

Trẻ bị chân tay miệng nên làm gì là câu hỏi của nhiều phụ huynh. Bởi nếu không chăm sóc đúng cách, tình trạng bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn rất nhiều.

Bài viết này của Bau.vn sẽ giúp cha mẹ trả lời câu hỏi trẻ bị chân tay miệng nên làm gì để kiểm soát tình trạng bệnh nhé!

Bệnh chân tay miệng nguy hiểm như thế nào?

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Một vài trường hợp phát hiện muộn, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, bệnh gây lở loét trong miệng, cổ họng khiến cho việc ăn uống trở nên đau rát và khó khăn. Một dạng bệnh tay chân miệng hiếm gặp gây ra các biến chứng như:

  • Viêm màng não do virus: đây là một bệnh nhiễm trùng và viêm hiếm gặp ở màng não và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống.
  • Viêm não: một căn bệnh nghiêm trọng, có khả năng đe dọa đến tính mạng. Biến chứng này rất hiếm gặp.
  • Viêm cơ tim: cũng có thể xảy ra mặc dù tỷ lệ rất thấp.

tre bi chan tay mieng nen lam gi

Đối với phụ nữ mang thai, bên cạnh nguy cơ gặp các biến chứng trên, bệnh còn có thể khiến quá trình mang thai bị ảnh hưởng như sảy thai, thai chết lưu hay dị tật bẩm sinh. Do vậy, phụ nữ mang thai cần đặc biệt cẩn thận khi tiếp xúc với người đang bị tay chân miệng.

Trẻ bị chân tay miệng cha mẹ nên làm gì?

Nếu trẻ bị tay chân miệng ở thể nhẹ, chỉ bị mụn nước hoặc loét miệng thì bố mẹ có thể theo dõi hoặc làm theo hướng dẫn cách trị tay chân miệng tại nhà như sau.

1. Trẻ bị chân tay miệng cha mẹ nên làm gì?

  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hay thuốc xịt gây tê ở miệng hoặc cho trẻ uống Paracetamol khi sốt trên 38ºC.
  • Sử dụng kem chống ngứa, chẳng hạn như calamine, có thể giúp giảm bớt khó chịu khi phát ban.
  • Các thương tổn ngoài da của trẻ do phát ban, bỏng nước có thể bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
  • Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng bằng dung dịch sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối loãng.
  • Tắm rửa vệ sinh nhẹ nhàng cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh bị tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước mát và thức ăn dễ tiêu hóa, mềm, lỏng.
  • Cách ly trẻ bị bệnh tay chân miệng với các trẻ khác trong nhà.
  • Hạn chế cho trẻ gãi vì có thể làm vỡ mụn nước có thể gây nhiễm trùng và có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ.

tre bi chan tay mieng can lam gi

2. Cha mẹ không nên làm gì khi trẻ bị chân tay miệng?

  • Không sử dụng Aspirin để giảm đau cho trẻ em vì nó có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Kháng sinh sẽ không có tác dụng nên đừng tự ý sử dụng thuốc cảm cho bé.
  • Không sát trùng bằng chanh hay muối vì có thể sẽ làm trẻ đau và xót, tổn thương da và để lại sẹo.

Chế độ ăn uống nhanh phục hồi cho trẻ bị chân tay miệng

1. Những thực phẩm cần cung cấp

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, bố mẹ nên xây dựng cho bé một chế độ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như súp, cháo và bổ sung các thực phẩm có lợi như:

  • Trứng: Có nhiều protein, sắt, vitamin và khoáng chất, là một trong những thực phẩm có thể bổ sung nhiều năng lượng cho bé.
  • Đu đủ: Loại trái cây này không chỉ dễ ăn mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và giảm căng thẳng. Do đó, trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi bệnh.
  • Dưa hấu: Dưa hấu có chứa nhiều hợp chất phenolic như flavonoid, carotenoid và triterpenoid – những chất chống viêm nhiễm hiệu quả.
  • Đậu hũ: Đậu hũ thường mềm, dễ nuốt và được chế biến thành nhiều món đa dạng. Ngoài ra, đậu hũ còn có nhiều protein và carbohydrate, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
  • Khoai tây: Khoai tây có nhiều vitamin C, vitamin B6, magie, phốt pho, niacin (vitamin B3), axit pantothenic (vitamin B5) giúp phòng ngừa các vết loét miệng.
  • Kem lạnh: Kem có thể giúp giảm các vết loét sưng đau trong miệng. Tuy nhiên, bạn nên cho trẻ ăn kem vừa phải và tránh kem vị chocolate vì sẽ khiến tình trạng loét miệng nặng hơn.

tre bi chan tay mieng nen lam gi

2. Những thực phẩm tránh không nên ăn

Không cho trẻ ăn các thức ăn cứng và cay nóng. Khi bệnh bước vào giai đoạn nặng, các mụn nước sẽ xuất hiện ở bên trong má, nướu. Nếu bạn cho trẻ ăn thức ăn cứng hay cay nóng sẽ khiến trẻ bị đau, khó nuốt thức ăn, từ đó khiến trẻ sợ ăn và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh cho trẻ ăn các loại thức ăn mặn hoặc các loại trái cây có vị chua như cam, quýt. Nếu trẻ không muốn ăn thì bạn cũng không nên ép sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ để bệnh nhanh khỏi và tránh lây lan sang các bé khác. Lưu ý, ngoài chăm sóc đúng cách, bố mẹ cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các biến chứng bất thường.

Nguồn : bau.vn