Trẻ bị nghẹt mũi: Cách giải quyết để con dễ chịu tức thì

Thời tiết thay đổi dễ khiến trẻ bị nghẹt mũi, ảnh hưởng tới giấc ngủ và khiến con khó chịu. Vậy cha mẹ phải làm gì để con thấy dễ chịu nhanh chóng?

Trẻ bị nghẹt mũi chính là nguyên nhân khiến con quấy khóc hoặc bỏ ăn, chán chơi. Bài viết này sẽ giúp mẹ tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp và cách phòng ngừa hiện tượng này.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi

Có những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nghẹt mũi bao gồm:

  • Cảm lạnh: Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị ngạt mũi. Mỗi khi thời tiết thay đổi thấy thường là bé lại bị cảm lạnh và xuất hiện triệu chứng nghạt mũi. Bên cạnh đó, trẻ còn có biểu hiện sốt nhẹ, hắt hơi, ho…
  • Trẻ bị cúm: Nguyên nhân bé bị sổ mũi hay ngạt mũi có thể do bị cúm. Biểu hiện của bệnh cúm gồm có mệt mỏi, sốt nhẹ, chóng mặt, đau họng, nghẹ mũi và chán ăn.
  • Do dị ứng: Nhiều trẻ rất dễ mẫn cảm với môi trường xung quanh như với phấn hoa, thời tiết, khói bụi… Khi bị dị ứng sẽ có các triệu chứng đi kèm như nghẹt mũi, hắt hơi, đỏ mắt…
  • Dị vật trong mũi: Nghẹt mũi cũng có thể do bé khi chơi đồ chơi đã cố tình hay vô ý để một món đồ lọt vào bên trong mũi. Tình trạng này rất nguy hiểm nhé các mẹ vì bé có thể không thở được. Mẹ hãy đưa con đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ xử lý kịp thời.

tre nghet mui

Cách khắc phục tình trạng trẻ bị nghẹt mũi

1. Sử dụng nước muối sinh lý

Trẻ bị nghẹt mũi phải vệ sinh làm sao? Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý là giải pháp trị nghẹt mũi an toàn và hiệu quả hàng đầu hiện nay. Mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Mẹ hãy để trẻ nằm ngửa và nếu có thể cho trẻ nằm hơi nghiêng đầu ra sau.
  • Nhỏ từ 2-3 giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi.
  • Mẹ cần chú ý, không nên cho trẻ sử dụng nước muối sinh lý hơn 4 ngày liên tiếp. Bởi nếu lạm dụng nước muối sinh lý có thể làm khô niêm mạc khiến tình trạng viêm mũi ngày một tồi tệ hơn mà thôi.

tre nghet mui

2. Hút mũi để giúp trẻ giảm nghẹt mũi

Mẹ nên nhỏ nước mũi sinh lý trước khi hút mũi để làm loãng dịch nhầy trong mũi của con; ngoài ra, mẹ cũng đừng quên vệ sinh sạch sẽ dụng cụ hút mũi để tránh tình trạng ngạt mũi của bé nặng hơn.

Các mẹ cũng không nên lạm dụng hút mũi cho trẻ quá nhiều lần trong ngày. Vì hút mũi nhiều có thể tăng nguy cơ kích thích niêm mạc mũi của trẻ.

3. Xông hơi

Xông hơi không chỉ giúp bé giảm tình trạng nghẹt mũi, cảm thấy dễ chịu. Mà xông hơi còn có tác dụng giảm ho, giảm tức ngực và mang lại vô số lợi ích trong việc điều trị bệnh viêm thanh quản.

tre nghet mui

Mẹ xả một ít nước nóng vào chậu rồi cho bé ngồi xông hơi trong khoảng thời gian ngắn. Hơi nước nóng sẽ giúp nới lỏng chất nhầy trong mũi của trẻ. Nhưng mẹ chú ý khi xông hơi không cho bé chạm tay vào nước nóng có thể gây bỏng.

4. Sử dụng phun cấp ẩm

Khi thắc mắc trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao mẹ cần nghĩ ngay đến việc duy trì độ ẩm không khí. Mẹ nên đầu tư 1 cái máy giữ ẩm không khí vì rất tốt cho trẻ nhỏ. Cách này giúp con cải thiện các vấn đề về hô hấp, cổ họng bớt đau rát hơn và giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở.

Khi đặt máy giữ ẩm không khí, các mẹ chú ý khoảng cách sao cho sương có thể bay đến gần chỗ con khi ngủ. Trong quá trình sử dụng, mẹ nên thay nước trong máy hàng ngày, vệ sinh máy thường xuyên theo đúng hướng dẫn.

5. Cho trẻ uống gừng và mật ong để cải thiện nghẹt mũi

Mẹ hãy lấy một miếng gừng nhỏ rửa sạch rồi giã nát. Tiếp tục, mẹ trộn gừng vừa sơ chế với nước ấm và 1 muỗng mật ong khuấy đều. Chỉ vậy thôi là mẹ có thể cho bé uống đều đặn 1 thìa cafe hỗn hợp vừa tạo vào buồi sáng, trưa, chiều.

Bé sẽ được giữ ấm, giúp kháng viêm và làm thông thoáng đường hô hấp. Nhớ là cách trị nghẹt mũi này chỉ áp dụng cho trẻ trên 12 tháng tuổi.

6. Một số cách cải thiện nghẹt mũi khác cho trẻ

Mẹ vẫn muốn biết thêm trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao ngoài những cách trên? Sau đây là gợi ý cho mẹ:

  • Đặt gối cao đầu: Khi ngủ mẹ nên đặt gối cao đầu và vai của trẻ khi ngủ có thể giảm tình trạng nghẹt mũi và hỗ trợ chất nhầy chảy ra khỏi các xoang. Mẹ cũng chú ý để gối hay những thứ khác ra xa khỏi khu vực ngủ của trẻ sơ sinh để làm giảm nguy cơ hội chứng đột tử sơ sinh (SIDS). Các bác sĩ y khoa đều khuyên cáo các bậc phụ huynh làm điều này cho đến khi con được 2 tuổi.
  • Uống nhiều nước: Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn để làm giảm nghẹt mũi và làm loãng chất nhầy. Nhưng mẹ nhớ không ép bé uống quá nhiều nước một lúc mà cần chia nhỏ từng ngụm trong cả ngày dài.
  • Giữ ấm cho trẻ: Cha mẹ cần giữ ấm cho cơ thể trẻ, nhất là thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh hay buổi đêm khi nhiệt độ xuống thấp hơn.
  • Chườm nóng: Các mẹ chỉ cần chườm nóng cho trẻ bằng khăn ấm và nhớ là không quá nóng vì có thể gây bỏng da.
  • Dạy trẻ lớn cách hỉ mũi: Mẹ nên làm mẫu cẩn thận, chi tiết để bé bắt chước. Hãy để khăn giấy trước mũi mẹ và cho bé thấy khi thở ra tờ giấy có di chuyển. Hai mẹ con cùng làm việc này đến khi trẻ đã thuần thục.

Cách giúp trẻ phòng tránh nghẹt mũi

Chỉ cần thực hiện một số việc đơn giản dưới đây cũng có thể giúp ngăn ngừa được bệnh nghẹt mũi gây ra rất nhiều sự khó chịu cho con. Vậy trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao để ngăn ngừa tình trạng này?

  • Cho trẻ ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ khoa học để giúp tăng sức đề kháng tự nhiên cho con.
  • Luôn giữ không gian sống của bé sạch sẽ, nhất là khu vực bé chơi hay sinh hoạt nhiều.
  • Bố mẹ hạn chế cho bé tiếp xúc với người mắc bệnh cảm cúm.
  • Vệ sinh thường xuyên cho bé để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm các vi khuẩn có hại cho bé. Đồng thời, việc đó cũng giúp bé giảm tình trạng bị nghẹt mũi, khó thở.

Cách trị nghẹt mũi cho trẻ cũng khá đơn giản mà an toàn và hiệu quả, con chẳng cần dùng thuốc kháng sinh. Vậy các mẹ nên áp dụng ngay đi để con luôn cảm thấy thoải mái, phát triển khỏe mạnh.

Nguồn : bau.vn