Trong quá trình chăm sóc trẻ nhất là khi thời tiết trở lạnh, chắc hẳn sẽ có những lúc khiến bố mẹ đau đầu. Đặc biệt là khi trẻ có hiện tượng bị sổ mũi kéo dài. Bài viết này cung cấp các thông tin liên quan đến tình trạng sổ mũi của trẻ sau đây để có cách xử lý thông minh, bố mẹ nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài
Không khí trở lạnh nên thường gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp như ngạt mũi, ho, viêm họng… đặc biệt là tình trạng sổ mũi kéo dài. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra tình trạng này:
1. Do không khí khô
Khi thời tiết vào đông, không khí dần hanh khô trong khi đó niêm mạc của trẻ rất nhạy cảm với khô khí, đặc biệt sẽ làm khô chất tiết mũi của trẻ. Khi bị sổ mũi do không khí, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng hay khịt mũi, chảy nước mũi nhiều.
Nếu trẻ bị sổ mũi do nguyên nhân này, bố mẹ không nên quá lo lắng và có thể khắc phục bằng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý hay tăng cường độ ẩm trong không khí.
2. Tiếp xúc với chất gây dị ứng
Niêm mạc mũi ở trẻ vô cùng nhạy cảm, nếu tiếp xúc với gió bụi, khói công nghiệp, khói thuốc… sẽ gây ra tình trạng sổ mũi. Khi niêm mạc nhạy cảm sẽ gây ra tình trạng kích ứng như nước mũi trong, hắt hơi, thở ồn ào…
3. Do trẻ cảm lạnh và cúm
Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị cảm lạnh và cảm cúm, do lúc này virus dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ từ người sang người, qua đường không khí hoặc qua dịch nhầy khi tiếp xúc chân tay… Bênh cạnh việc khiến trẻ sổ mũi kéo dài, cảm lạnh còn có thể khiến trẻ viêm tai giữa hoặc viêm xoang.
Bên cạnh các triệu chứng phổ biến như đau đầu, nhức mỏi, đau cơ… thì cảm cúm còn gây mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc, ngủ không ngon.
Các cách điều trị trẻ bị sổ mũi kéo dài tại nhà
Đa số trẻ bị sổ mũi là do cảm cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng. Với những nguyên nhân này, chúng ta có thể khắc phục hoàn toàn tại nhà như vệ sinh sạch sẽ và giữ ấm cho cơ thể. Dưới đây là một trong những cách để bố mẹ có thể điều trị tại nhà cho trẻ:
Sử dụng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có thành phần vô cùng an toàn với những trẻ nhỏ chưa biết tự xì mũi. Bố mẹ có thể dùng dụng cụ để hút mũi và nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, sau đó hút chất nhầy ra. Khi hút mũi, bạn cho trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân để tránh bị sặc.
Tắm bằng nước gừng ấm
Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, giải cảm. Bạn nấu nước ấm với gừng tươi sau đó tắm cho trẻ để có thể làm lỏng dịch mũi. Từ đó, giúp trẻ dễ dàng lấy dịch mũi hơn, vệ sinh bằng dụng cụ hút mũi.
Uống nhiều nước, tránh đồ dầu mỡ và chất béo
Uống nước, sữa, nước trái cây, soup hay thức ăn dạng lỏng sẽ giúp dịch mũi lỏn hơn và dễ dàng vệ sinh.
Massage mũi
Đây là phương pháp giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị sổ mũi và nghẹt mũi.
Nằm cao đầu khi ngủ
Giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong khi ngủ gây ra hiện tượng ngạt mũi, thay vào đó nước mũi chảy ra ngoài khiến bé dễ thở hơn.
Cách phòng tránh trẻ bị sổ mũi
Sổ mũi gây ra nhiều khó chịu cho trẻ nên khi vào mùa lạnh, bố mẹ chú ý những điều sau để tránh tình trạng trên.
- Cho trẻ ngủ đủ giấc, đảm bảo giấc ngủ ngon.
- Thường xuyên vệ sinh chân, tay bằng xà phòng sát khuẩn để tránh nhiễm khuẩn.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, phấn hoa, khói thuốc…
- Luôn giữ không khí trong phòng có độ ẩm nhất định, tránh bị khô hanh.
- Mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể, nhất là phần cổ cho trẻ.
Trẻ sổ mũi là tình trạng bình thường, nên bố mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ cần chú ý giữ gìn cho trẻ là có thể khắc phục.
Nguồn : bau.vn