Trẻ bị sổ mũi kéo dài vào mùa đông, cha mẹ cần làm gì để khắc phục?

Trẻ sổ mũi là tình trạng thường gặp, nhất là khi thời tiết trở lạnh. Nếu như tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như quấy khóc, biếng ăn, mất sức... Vậy làm sao để cải thiện tình trạng này, đọc bài viết của Bau.vn nhé!

Trong quá trình chăm sóc trẻ nhất là khi thời tiết trở lạnh, chắc hẳn sẽ có những lúc khiến bố mẹ đau đầu. Đặc biệt là khi trẻ có hiện tượng bị sổ mũi kéo dài. Bài viết này cung cấp các thông tin liên quan đến tình trạng sổ mũi của trẻ sau đây để có cách xử lý thông minh, bố mẹ nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi kéo dài

Không khí trở lạnh nên thường gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp như ngạt mũi, ho, viêm họng… đặc biệt là tình trạng sổ mũi kéo dài. Dưới đây là một vài nguyên nhân gây ra tình trạng này:

tre so mui

1. Do không khí khô

Khi thời tiết vào đông, không khí dần hanh khô trong khi đó niêm mạc của trẻ rất nhạy cảm với khô khí, đặc biệt sẽ làm khô chất tiết mũi của trẻ. Khi bị sổ mũi do không khí, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng hay khịt mũi, chảy nước mũi nhiều.

Nếu trẻ bị sổ mũi do nguyên nhân này, bố mẹ không nên quá lo lắng và có thể khắc phục bằng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý hay tăng cường độ ẩm trong không khí.

2. Tiếp xúc với chất gây dị ứng

Niêm mạc mũi ở trẻ vô cùng nhạy cảm, nếu tiếp xúc với gió bụi, khói công nghiệp, khói thuốc… sẽ gây ra tình trạng sổ mũi. Khi niêm mạc nhạy cảm sẽ gây ra tình trạng kích ứng như nước mũi trong, hắt hơi, thở ồn ào…

tre so mui

3. Do trẻ cảm lạnh và cúm

Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị cảm lạnh và cảm cúm, do lúc này virus dễ xâm nhập vào cơ thể trẻ từ người sang người, qua đường không khí hoặc qua dịch nhầy khi tiếp xúc chân tay… Bênh cạnh việc khiến trẻ sổ mũi kéo dài, cảm lạnh còn có thể khiến trẻ viêm tai giữa hoặc viêm xoang.

Bên cạnh các triệu chứng phổ biến như đau đầu, nhức mỏi, đau cơ… thì cảm cúm còn gây mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc, ngủ không ngon.

Các cách điều trị trẻ bị sổ mũi kéo dài tại nhà

Đa số trẻ bị sổ mũi là do cảm cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng. Với những nguyên nhân này, chúng ta có thể khắc phục hoàn toàn tại nhà như vệ sinh sạch sẽ và giữ ấm cho cơ thể. Dưới đây là một trong những cách để bố mẹ có thể điều trị tại nhà cho trẻ:

Sử dụng nước muối sinh lý 

Nước muối sinh lý có thành phần vô cùng an toàn với những trẻ nhỏ chưa biết tự xì mũi. Bố mẹ có thể dùng dụng cụ để hút mũi và nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, sau đó hút chất nhầy ra. Khi hút mũi, bạn cho trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân để tránh bị sặc.

tre so mui

 

Tắm bằng nước gừng ấm 

Gừng có tác dụng làm ấm cơ thể, giải cảm. Bạn nấu nước ấm với gừng tươi sau đó tắm cho trẻ để có thể làm lỏng dịch mũi. Từ đó, giúp trẻ dễ dàng lấy dịch mũi hơn, vệ sinh bằng dụng cụ hút mũi.

Uống nhiều nước, tránh đồ dầu mỡ và chất béo

Uống nước, sữa, nước trái cây, soup hay thức ăn dạng lỏng sẽ giúp dịch mũi lỏn hơn và dễ dàng vệ sinh.

Massage mũi 

Đây là phương pháp giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị sổ mũi và nghẹt mũi.

Nằm cao đầu khi ngủ

Giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong khi ngủ gây ra hiện tượng ngạt mũi, thay vào đó nước mũi chảy ra ngoài khiến bé dễ thở hơn.

Cách phòng tránh trẻ bị sổ mũi

Sổ mũi gây ra nhiều khó chịu cho trẻ nên khi vào mùa lạnh, bố mẹ chú ý những điều sau để tránh tình trạng trên.

  • Cho trẻ ngủ đủ giấc, đảm bảo giấc ngủ ngon.
  • Thường xuyên vệ sinh chân, tay bằng xà phòng sát khuẩn để tránh nhiễm khuẩn.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, phấn hoa, khói thuốc…
  • Luôn giữ không khí trong phòng có độ ẩm nhất định, tránh bị khô hanh.
  • Mùa lạnh cần giữ ấm cơ thể, nhất là phần cổ cho trẻ.

Trẻ sổ mũi là tình trạng bình thường, nên bố mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ cần chú ý giữ gìn cho trẻ là có thể khắc phục.

Nguồn : bau.vn

  • Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi còn non yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay dị ứng thực phẩm… cũng là nguyên nhân quan trọng dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa, uống sữa phù hợp với độ tuổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… là những sai lầm thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa phần trẻ […]
  • Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng thiếu vitamin A vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức đề kháng của trẻ, cũng như quá trình hồi phục sau sinh của người mẹ. Vậy tại sao vitamin A lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu.
  • 3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện, cung cấp canxi, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bé lại không thích uống sữa vì vị nhạt hoặc ngán ngấy. Làm sao để bé vui vẻ uống đủ sữa mỗi ngày mà không cần ép? Hãy thử ngay 3 tuyệt chiêu “đánh lừa” vị giác dưới đây để bé yêu thích sữa hơn nhé!
  • Con phát triển toàn diện nhờ ăn uống đúng – Cha mẹ đã làm đúng chưa?

    Con phát triển toàn diện nhờ ăn uống đúng – Cha mẹ đã làm đúng chưa?

    Chế độ dinh dưỡng trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thể chất, trí tuệ và thói quen ăn uống lâu dài của trẻ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại với sự bủa vây của thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt và đồ ăn nhanh, nhiều bậc cha mẹ đang gặp khó khăn trong việc xây dựng một thực đơn lành mạnh và cân bằng cho con. Vậy thế nào là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em? Bài viết này sẽ cung cấp những nguyên tắc nền tảng mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Nhân tướng học trẻ em: Nét mặt tiết lộ điều gì về vận mệnh và sức khỏe?

    Nhân tướng học trẻ em: Nét mặt tiết lộ điều gì về vận mệnh và sức khỏe?

    Từ lâu, nhân tướng học phương Đông đã xem khuôn mặt như “tấm bản đồ” phản ánh vận mệnh, tính cách và sức khỏe của một con người. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, một số nét tướng nhất định được cho là có thể hé lộ phần nào về tương lai, sức khỏe và may mắn trong cuộc đời. Tuy không mang tính tiên đoán tuyệt đối, nhưng việc quan sát những đặc điểm này giúp cha mẹ hiểu con hơn và có hướng nuôi dạy phù hợp.Dưới đây là những nét tướng phổ biến thường được nhắc đến trong dân gian và nhân tướng học:
  • Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Sự phát triển toàn diện của trẻ – cả về thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch – phụ thuộc rất lớn vào việc bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng trong giai đoạn vàng từ 0 đến 6 tuổi. Đây là lúc cơ thể trẻ phát triển nhanh nhất, não bộ hình thành mạnh mẽ và cũng là thời kỳ dễ thiếu hụt vi chất nhất nếu không chú ý.Dưới đây là những vi chất quan trọng nhất bố mẹ cần bổ sung hợp lý qua chế độ ăn và/hoặc sản phẩm bổ sung cho trẻ: