Trẻ bị tim bẩm sinh nên ăn gì? Chế độ ăn cho trẻ bị tim bẩm sinh theo từng độ tuổi

Đối với trẻ bệnh tim bẩm sinh, việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng là điều rất cần thiết cho trẻ. Điều này sẽ giúp con có thể sống khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Trẻ bị tim bẩm sinh nên ăn gì?

Tình trạng suy dinh dưỡng rất thường xuyên xảy ra ở trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh bởi bé có nhu cầu năng lượng cao hơn bình thường, trong khi sự hấp thu lại bị giảm. Nguyên nhân là do trẻ thở nhanh và mệt mỏi dẫn đến tình trạng biếng ăn, bú kém, đồng thời trẻ sẽ hấp thu dưỡng chất kém vì hệ tiêu hóa trẻ yếu. Vì vậy, khi chăm sóc bé, bố mẹ cần phải rất kiên nhẫn và cẩn thận, để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé phát triển.

Nuôi bằng sữa mẹ hoặc bổ sung thêm sữa bột đều tốt cho trẻ bị tim bẩm sinh nhưng cần linh hoạt trong phương pháp và thời điểm cho ăn, một số trường hợp đặc biệt còn cần phải đặt sonde dạ dày từ mũi để cho ăn qua đường này. Trẻ bị tim bẩm sinh thường cần tăng bữa ăn, cho trẻ ăn thành từng bữa nhỏ khoảng mỗi 2 giờ sẽ tốt cho trẻ hơn là cho trẻ ăn một bữa lớn kéo dài khiến trẻ mệt mỏi.

Trẻ bị tim bẩm sinh

Trẻ bị tim bẩm sinh được nuôi bằng sữa mẹ vẫn là tốt nhất. Sau khi sinh có thể trẻ cần được điều trị ở khu vực đặc biệt nên mẹ cần vắt sữa trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh để duy trì lượng sữa của mình. Việc duy trì sự tiết sữa của mẹ rất quan trọng, trong tuần đầu tiên có thể vắt mỗi 2-3 giờ cho đến khi lượng sữa tiết ổn định thì giảm xuống 4-5 lần mỗi ngày.

Khi trẻ lớn hơn, thành phần dinh dưỡng của trẻ cần nhu cầu năng lượng cao hơn trẻ bình thường khoảng 120-170 kcal/kg/ngày. Vì vậy phụ huynh cần sử dụng sữa thực phẩm giàu năng lượng có bổ sung đường, đạm và protein, bổ sung sắt khi có thiếu máu và vitamin khi có chỉ định.

Chế độ ăn cho trẻ bị tim bẩm sinh theo từng độ tuổi

1. Đối với trẻ dưới 6 tháng:

  • Tốt nhất nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, bất cứ khi nào trẻ muốn vào cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần/ngày.
  • Trẻ từ 4-6 tháng tuổi có thể cho ăn thêm nhưng chỉ khi thấy trẻ vẫn còn đói sau mỗi lần bú hoặc không tăng cân như bình thường. Có thể cho trẻ tập ăn dặm từ 1-2 bữa bột từ loãng tới đặc dần với đầy đủ chất như bột của trẻ 6-12 tháng tuổi.
  • Khi cho trẻ bú cần chú ý nâng cao đầu trẻ lên để tránh nôn, sặc sữa. Không cho trẻ bú hoặc ăn quá no vì trẻ mắc tim bẩm sinh thường khó tiêu hóa nên dễ bị nôn.

Cần đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé phát triển.

2. Đối với trẻ từ 6-12 tháng tuổi:

  • Trẻ vẫn cần được bú mẹ cả ngày lẫn đêm bất cứ khi nào trẻ muốn.
  • Các thức ăn dặm của trẻ cần giàu dinh dưỡng và đầy đủ thành phần.
  • Cho trẻ ăn dặm 3 bữa mỗi ngày khi còn bú mẹ và 5 bữa mỗi ngày nếu đã ngừng bú, mỗi bữa khoảng 1 bát con các thức ăn này.
  • Bổ sung thêm cho trẻ các loại hoa quả có sẵn ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài,…

3. Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 2 tuổi:

  • Vẫn cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn.
  • Trẻ được cho ăn dặm 3-5 bữa mỗi ngày, mỗi bữa khoảng 1 bát rưỡi các thức ăn với đầy đủ thành phần dinh dưỡng.
  • Cho trẻ ăn thêm trái cây, hoa quả.
  • Không cho trẻ bú bình mà cho uống thìa hoặc cốc.

4. Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên:

  • Cho trẻ ăn 3 bữa ăn cùng với gia đình với các thức ăn đầy đủ thành phần và chất dinh dưỡng, xen giữa có thể là các bữa phụ với sữa, bánh, phở, mì, cháo,…
  • Bổ sung thêm trái cây, hoa quả vào bữa ăn của trẻ.

Nguồn : bau.vn

  • Những lợi ích bất ngờ khi ăn khoai lang mỗi ngày

    Những lợi ích bất ngờ khi ăn khoai lang mỗi ngày

    Khoai lang là một nguồn ít chất béo chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Đặc biệt giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A, chất xơ và chất chống oxy hóa, khoai lang nên được coi là một bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của bạn.
  • Nên ăn những loại hải sản nào để cải thiện thị lực ?

    Nên ăn những loại hải sản nào để cải thiện thị lực ?

    Mắt là cơ quan giúp chúng ta tiếp nhận thông tin từ thế giới xung quanh, bảo vệ mắt chính là cách để giữ gìn khả năng nhìn rõ suốt cuộc đời. Trong đó, hải sản chính là nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất giúp cải thiện sức khỏe mắt, giảm các triệu chứng của cận thị và ngăn ngừa các bệnh lý về mắt.
  • Một số lưu ý khi ăn thịt ba ba

    Một số lưu ý khi ăn thịt ba ba

    Ba ba một con vật thuộc họ rùa đang được nhiều người quan tâm bởi độ hot cũng như thành phần dinh dưỡng mà nó mang lại. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề để bảo vệ sức khỏe.
  • Tại sao mẹ bầu cần bổ sung sắt? Nên chọn loại sắt nước hữu cơ nào?

    Tại sao mẹ bầu cần bổ sung sắt? Nên chọn loại sắt nước hữu cơ nào?

  • "Xiên bẩn" - Món ăn vỉa hè tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe

    Những năm gần đây, xiên que vỉa hè trở thành món ăn vặt được nhiều người yêu thích, đặc biệt là giới trẻ. Với giá rẻ, hương vị hấp dẫn và sự tiện lợi, các quầy xiên nướng, chiên xuất hiện ngày càng nhiều trên các tuyến phố, cổng trường học, khu vui chơi. Tuy nhiên, đằng sau sức hút ấy là những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
  • Công dụng tuyệt vời của nước đậu bắp bạn đã biết chưa?

    Công dụng tuyệt vời của nước đậu bắp bạn đã biết chưa?

    Nước đậu bắp rất giàu chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C, flavonoid và các hợp chất phenolic, có khả năng chống lại stress oxy hóa do các gốc tự do gây ra, làm giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng cường sức khỏe tổng thể