Trẻ cần cung cấp bao nhiêu protein mỗi ngày? Dấu hiệu thừa đạm ở trẻ

Nhiều bố mẹ cho rằng cung cấp protein cho trẻ càng nhiều thì trẻ sẽ càng khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm đối với sức khỏe của trẻ.

Cùng tìm hiểu xem trẻ cần cung cấp bao nhiêu protein cho sự phát triển toàn diện nhé.

Vai trò của protein đối với trẻ

Ba thành phần dinh dưỡng chính được chuyển hóa để sinh năng lượng cung cấp cho cơ thể chính là protein (đạm), tinh bột và chất béo. Trong đó, các chức năng của đạm đối với cơ thể là:

  • Giúp cơ thể hình thành cấu trúc cho các tế bào
  • Có vai trò chức năng tương tự enzyme
  • Hormone và chất mang

Cần cung cấp bao nhiêu protein cho trẻ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đạm cung cấp 10 – 30% năng lượng của cơ thể. Nhu cầu đạm của mỗi đứa trẻ sẽ phụ thuộc và độ tuổi, giới tính, cân nặng và cả mức độ vận động. Cụ thể:

  • Trẻ từ 2 đến 3 tuổi sẽ cần cung cấp khoảng 13 gram protein mỗi ngày
  • Trẻ từ 4 đến 9 tuổi sẽ cần cung cấp khoảng 19 gram protein mỗi ngày
  • Trẻ từ 9 đến 13 tuổi sẽ cần cung cấp khoảng 34 gram protein mỗi ngày

Những nguồn cung cấp protein cho trẻ

Protein được cung cấp chủ yếu từ thịt động vật như thịt bò, cá, trứng, sữa hoặc sản phẩm từ sữa và một số thực vật.

Trong đó, thịt gia súc, gia cầm và cá được coi là đạm hoàn chỉnh bởi nó chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể trẻ cần.

Còn đạm không hoàn chỉnh là các loại hạt, đậu, sản phẩm từ sữa và trứng bởi những thực phẩm này có xu hướng thiếu mất một vài axit amin. Tuy nhiên, những thực phẩm này vẫn là nguồn đạm tuyệt vời. Chúng sẽ cân bằng các loại protein với nhau khi được kết hợp trong chế độ ăn uống của trẻ.

Đừng quá lo lắng nếu con bạn yêu thích tinh bột bởi protein có trong rất nhiều loại thực phẩm. Các loại hạt và các loại đậu, ngũ cốc và rau quả đều có chứa protein. Chế độ ăn ba bữa cân bằng và một hoặc hai bữa ăn nhẹ lành mạnh trong ngày sẽ cung cấp đủ protein, carbohydrate và chất béo lành mạnh cho bé.

Dấu hiệu của trẻ bị thừa đạm

  • Đi tiểu thường xuyên là một dấu hiệu của thừa đạm. Thận chỉ có thể phân giải một lượng protein nhất định. Dó đó lượng đạm thừa sẽ tích tụ và tạo ra môi trường có tính acid trong thận khiến trẻ đi tiểu thường xuyên.
  • Tinh bột đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích giải phóng serotonin – một loại hormone giúp tinh thần thoải mái, lạc quan. Bởi vậy, trẻ thừa đạm và thiếu tinh bột rất dễ cáu gắt, thường xuyên lo lắng.
  • Chế độ ăn giàu đạm thường thiếu chất xơ, đặc biệt là đạm từ động vật. Điều này khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng rất lớn.
  • Tăng cân: thừa calo đồng nghĩa với lượng protein bị quá tải.
  • Luôn ở trạng thái mệt mỏi ngay cả khi đã ngủ đủ giấc thì nguyên nhân có thể là do cơ thể hấp thụ quá nhiều đạm khiến cho thận và gan làm việc quá mức.
  • Ăn quá nhiều đạm có thể khiến hơi thở nặng mùi.
  • Việc bổ sung đạm quá nhiều có thể gây một số bệnh lý như bệnh đái tháo đường tuýp 2, ung thư, loãng xương.

Tóm lại tiêu thụ quá nhiều chất đạm sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Bởi vậy, bố mẹ cần lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như cho trẻ luyện tập thể thao đều đặn.

Nguồn : bau.vn