Trẻ nhỏ bị quầng thâm ở mắt biểu hiện điều gì?

Đa số thâm quầng mắt xuất hiện ở người trưởng thành, người thường hay thức đêm hoặc stress với công việc... Tuy nhiên lại có một số các trẻ em mắc chứng thâm quầng mắt. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ em lại bị thâm quần mắt và vấn đề này biểu hiện điều gì?

Quầng thâm mắt là gì?

Trẻ nhỏ bị quầng thâm mắt là gì? Vùng da quanh mắt bị sạm, tối màu được gọi là quầng thâm mắt, có thể đây chỉ là dấu hiệu của một vài sự cố hoặc dị ứng và rất hiếm khi tình trạng trở nặng. Da xung quanh mí mắt được gọi là vùng da quanh ổ mắt. Lượng melanin sản sinh ra cao hơn bình thường làm xuất hiện quầng thâm mắt được gọi là ‘tăng sắc tố vùng quanh mắt.

Trẻ nhỏ bị quầng thâm mắt

Lượng melanin sản sinh ra cao hơn bình thường làm xuất hiện quầng thâm mắt được gọi là ‘tăng sắc tố vùng quanh mắt.

Nguyên nhân xuất hiện quầng thâm mắt

  • Vùng da dưới mắt mỏng hoặc nhạy cảm làm cho mạch máu trở nên tối hơn. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất
  • Một số bé có vùng da mỏng hơn những số khác làm cho quầng thâm mắt dễ nhận thấy hơn
  • Quầng thâm cũng có khả năng di truyền từ gia đình
  • Mệt mỏi cũng là một nguyên nhân phổ biến khác gây ra quầng thâm, do da của trẻ lúc mệt mỏi sẽ nhợt nhạt hơn bình thường, dẫn đến sự xuất hiện của các mạch máu sẫm màu dưới da mắt.
  • Trong một số trường hợp hiếm, quầng thâm xảy ra do một số nguyên nhân đặc biệt khác như dị ứng, chàm, nhiễm khuẩn, viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc mất nước.
  • Quầng thâm gây ra bởi dị ứng hô hấp thường được gọi là viêm mũi dị ứng. Mũi tắc nghẽn rất có khả năng do dị ứng, khi đó các hoạt động tĩnh mạch và lưu lượng máu sẽ bị hạn chế, dẫn đến tĩnh mạch dưới mắt bị sưng. Điều này dẫn đến xuất hiện quầng thâm ở dưới mắt trẻ

Trẻ nhỏ bị quầng thâm mắt

Vùng da dưới mắt mỏng hoặc nhạy cảm làm cho mạch máu trở nên tối hơn

Mắt trẻ xuất hiện quầng thâm biểu hiện điều gì?

Quầng thâm mắt xuất hiện có thể do trẻ thấy mệt mỏi hoặc bị phơi nhiễm chất gây dị ứng hoặc chất kích thích. Ở một số trường hợp hiếm thì quầng thâm xung quanh mắt có thể do xuất hiện khối u của các dây thần kinh, được gọi là bệnh u nang thần kinh.

Nếu thấy trẻ nhỏ có biểu hiện mắt xuất hiện quầng thâm trong thời gian dài, kèm theo các triệu chứng chán ăn, người gầy gò, xanh xao, ngủ kém, phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa nhi để được khám và điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh.

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, tránh tình trạng trẻ nhỏ bị quầng thâm dưới mắt, phụ huynh cần thiết lập cho trẻ chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như uống đủ nước, tăng cường các loại trái cây và rau xanh trong mỗi bữa ăn để cung cấp các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Mặt khác, giữ cho trẻ luôn vui vẻ, thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng quá mức. Cho trẻ ngủ đủ giấc và luôn mang kính bảo vệ đôi mắt của trẻ trước các tác nhân xấu từ môi trường, nhất là khi ra ngoài trời nắng.

Nguồn : bau.vn