Trẻ nhỏ bị rụng tóc có phải do còi xương không? Đâu là cách khắc phục?

Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con mình bị rụng tóc nhưng không biết nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Nhiều bậc phụ huynh lo sợ rằng việc trẻ bị rụng tóc có liên quan đến vấn đề còi xương. Để giải đáp được thắc mắc này, hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

Nguyên nhân rụng tóc ở trẻ? Liệu có phải do còi xương không?

Trên thực tế, sự sụt giảm hóc môn ngay từ khi trẻ mới sinh ra cũng rất có thể là nguyên nhân dẫn tới rụng tóc ở trẻ nhỏ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm rụng tóc của các bà mẹ sau khi sinh.

Ngoài ra, tư thế nằm ngủ cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự rụng tóc ở trẻ. Nếu cha mẹ chỉ để trẻ nằm mãi ở một tư thế và không thay đổi thì tóc ở khu vực đó của trẻ có thể rụng nhiều hơn. Ví dụ như chỉ để trẻ nằm ngửa thì phần tóc ở khu vực phần gáy của trẻ sẽ rụng nhiều hơn các khu vực khác. Bên cạnh đó, tóc cũng có thể rụng thành mảng nếu trẻ hay ngọ ngoạy, cọ đầu vào đệm.

Chu kỳ mọc tóc ở trẻ

Chu kỳ mọc tóc ở trẻ trải qua 2 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn mọc tóc của trẻ kéo dài khoảng 3 năm.
  • Giai đoạn nghỉ ngơi (mọc tóc) kéo dài 3 tháng. Tuy nhiên, thời giản này có thể dao động từ 1 – 6 tháng.

Trong giai đoạn nghỉ ngơi, sợi tóc vẫn nằm trong nang tóc cho tới khi tóc mới bắt đầu mọc. Tại bất cứ thời điểm nào, khoảng 5 – 15% tóc trên da đầu thường ở thời kỳ nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, khi căng thẳng, sốt cao hay có sự thay đổi về hóc môn. Khi đó, một lượng lớn tóc có thể ngừng phát triển ngay lập tức và bắt đầu chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi. Sau khoảng 3 tháng, khi tóc bước vào giai đoạn phát triển mới, tóc cũ mới bắt đầu rụng.

Cha mẹ cần phải làm gì?

Đối với những trẻ rụng tóc do thay đổi hóc môn, cha mẹ không thể làm gì khác ngoài đợi tóc mới mọc lên. Nếu do rụng tóc do tư thế nằm, cha mẹ nên cho trẻ ngủ ở nhiều tư thế khác nhau. Ngoài ra, cha mẹ cần tăng cường thời gian cho trẻ nằm sấp và nên tạo thói quen ngay từ khi trẻ mới được sinh ra. Hãy bắt đầu từ 1 – 2 phút rồi tăng dần thời gian hơn theo lứa tuổi.

Cách chăm sóc tóc giúp trẻ dưới 9 tháng tuổi có mái tóc khỏe đẹp

Sau 6 tháng, bé bắt đầu biết tự điều chỉnh tư thế ngủ, không nằm ở tư thế trong suốt đêm nên tình trạng rụng tóc sẽ không còn phổ biến. Sau đây là cách chăm sóc giúp trẻ có mái tóc khỏe đẹp:

  • Cha mẹ có thể sử dụng dầu dừa, chúng có công dụng ngăn ngừa gàu, giúp tóc phát triển do trong dầu dừa có chứa các loại acid béo khác nhau.
  • Cha mẹ nên tránh dùng các hóa chất lên tóc trẻ bằng cách lựa chọn những loại dầu gội phù hợp, an toàn, dịu nhẹ.
  • Xóp bóp, mát xa nhẹ nhàng da dầu cho trẻ giúp lưu thông mạch máu và tăng cường sự phát triển của tóc.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

tre rung toc

Nếu trẻ dưới 9 tháng có những dấu hiệu rụng tóc do bệnh lý, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị rụng tóc tránh những biến chứng gây ảnh hưởng đến khả năng mọc tóc sau này của trẻ. Nếu da đầu tại vùng hói có biểu hiện bất thường như đỏ, bong vảy… có thể trẻ bị nấm bẩm sinh, bệnh ecpet mảng tròn và tình trạng rụng tóc không cải thiện trong vòng 6 tháng.

Một số bệnh lý khác như thiểu năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến yên thường gây rụng tóc cả đầu chứ không phải từng mảng. Chính vì vậy, cha mẹ hãy thường xuyên để ý đến con để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu lạ và đưa trẻ đi khám.

Nguồn : bau.vn

  • Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số cảm xúc, là khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Một đứa trẻ có EQ cao sẽ biết cách hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời có khả năng hòa nhập xã hội tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao từ khi còn nhỏ.
  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.
  • Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Hiện nay, trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng, tivi ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác. Một trong những tác nhân nguy hiểm nhất là ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.
  • Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Trẻ chậm nói là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất, xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ không phát triển đúng với độ tuổi. Việc nhận biết và điều trị sớm tình trạng này giúp trẻ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ về lâu dài
  • Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Các nhà khoa học đã tìm ra độ tuổi lý tưởng để cho trẻ đi học mẫu giáo. Cha mẹ nên đưa con đi học mẫu giáo vào thời điểm để trẻ được học hỏi và phát huy tốt nhất các kỹ năng của bản thân.