Trẻ sơ sinh ngủ giật mình là một phản xạ tốt, bố mẹ nên vui

Nhiều bố mẹ lo lắng khi bé ngủ giật mình, nhưng bố mẹ không biết rằng phản xạ đó là một tín hiệu tốt về hệ thần kinh của trẻ.

Phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh là gì?

Vì sao trẻ ngủ hay giật mình?

Phản xạ giật mình thường thấy ở trẻ sơ sinh, khi bé đang ngủ bỗng giật mình tỉnh giấc, hiện tượng trên thường diễn ra khá phổ biến đối với trẻ sơ sinh từ 1 – 4 tháng tuổi. Khi đó em bé sẽ hít vào thật mạnh, khua tay sang một bên và nhanh chóng kéo tay về trạng thái ban đầu.

Nguyên nhân gây ra giật mình khi ngủ của trẻ sơ sinh

Tổng kết lại các nguyên nhân, thì các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh ngủ giật mình là do tiếng ồn lớn, một cú va chạm đột ngột, thay đổi cường ánh sáng, những âm thanh, tiếng động lớn làm trẻ chói tai và có thể khiến bé sợ hãi và giật mình. Giật mình được coi là một cơ chế độ bảo vệ bé, và chúng được thể hiện một cách tự nhiên, là chìa khóa cho sự sống còn của trẻ khi gặp phải nguy hiểm.

Phản xạ giật mình ở trẻ là tích cực hay tiêu cực?

Sự hiện diện của phản xạ giật mình đối với trẻ sơ sinh là một điều tích cực. Phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh như một cách cho thấy hệ thống thần kinh của trẻ đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu tình trạng giật mình quá nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon của con, sẽ khiến bố mẹ mất thời gian khi phải dỗ bé ngủ lại

Trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ kéo dài trong bao lâu?

Trẻ nhỏ hay giật mình, giấc ngủ không sâu – Mẹ nên làm gì?

Trong sáu tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thường trải qua nhiều loại cảm giác khác nhau và những kích thích hoàn toàn mới về thế giới bên ngoài, khác hẳn với cuộc sống bình yên trong bụng mẹ.

Khoảng sáu tháng tiếp theo, những phản xạ này bắt đầu quen dần với hệ thống hoạt động của bé hằng ngày và từ từ biến mất. Đây cũng là thời điểm bé bắt đầu kiểm soát được đầu và cơ thể nhiều hơn, giai đoạn này trẻ đã có thể tự lật được cơ thể của bé từ trạng thái nằm ngửa sang nằm sấp.

Mặc dù không thể tránh được việc làm trẻ giật mình khi ngủ, tuy nhiên có một số phương pháp có thể giúp bố mẹ hạn chế điều này.

Các phương pháp hạn chế tình trạng giật mình cho bé

Bố mẹ có thể thực hiện một số phương pháp giúp bé có giấc ngủ ngon hơn, hạn chế tình trạng ngủ giật mìnhnhư:

Trẻ hay giật mình, ngủ không ngon giấc là do đâu? | Vinmec

– Quấn khăn: Đây có thể là một lựa chọn tốt để giảm thiểu tình trạng thức giấc khi ngủ trưa hoặc vào ban đêm của trẻ. Bố mẹ nên chọn loại vải nhẹ như chăn quấn bằng vải muslin. Điều đó sẽ giúp bé yêu cảm thấy an toàn và chắc chắn, giống như cảm giác khi được mẹ ôm ấp.

– Cho trẻ sơ sinh nằm gần bố mẹ: Phần khó khăn nhất đối với một số bố mẹ trong việc dỗ giấc ngủ của con là việc đặt trẻ nằm xuống. Khi bé nằm sát vào bố mẹ, trẻ sẽ ít bị giật mình hơn rất nhiều. Vì bé được bao quanh trong sự ấm áp và tình yêu thương của bố mẹ. Để giữ cho em một tư thế ngủ tốt bố mẹ nên ôm bé, để bé nép vào ngực bố mẹ.

– Chuyển vị trí: Một điều khó khăn nữa trong quá trình tạo giấc ngủ cho con là việc chuyển bé xuống nôi. Đây là thời điểm mà dễ khiến bé giật mình. Để tránh được điều này bố mẹ nên di chuyển chậm, không nên đặt trẻ xuống đột ngột. Bé cần cảm thấy được an toàn trong suốt thời gian bé được đưa vào nôi. Khi đặt con nằm xuống bố mẹ nên thả tay từ từ, vì đối với trẻ sơ sinh thì việc thả tay đột ngột là rất đáng sợ.

Ngủ giật mình là dấu hiệu tích cực và quan trọng báo hiệu một hệ thần kinh khỏe mạnh, bác sĩ chuyên khoa hệ thần kinh sẽ kiểm tra các phản xạ này của bé lúc mới sinh và mỗi lần khám sức khỏe định kỳ cho con. Việc thiếu phản xạ này khi sinh và sau khi sinh có thể là những dấu hiệu bất thường liên quan đến các vấn đề tiềm ẩn về hệ thần kinh.

Đây là lý do tại sao bố mẹ phải đưa bé đi kiểm tra các chỉ số về hệ thống thần kinh càng sớm càng tốt sau khi sinh là như vậy.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng