Trẻ sơ sinh vặn mình có sao không? Các mẹo chữa cha mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh vặn mình, rướn mình là điều bình thường nhưng chúng khiến bé ăn hay bị trớ, mất ngủ, chậm lớn, các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng.

Trẻ sơ sinh vặn mình, rướn mình kèm theo giật mình khiến cha mẹ hoảng hốt không biết bé bị sao? Vậy cùng Bau.vn tìm hiểu trẻ ngủ vặn mình, rướn mình có ảnh hưởng gì đến sự phát triển không qua bài viết dưới đây.

1. Hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình

Trẻ sơ sinh vặn mình, gồng người, mặt đỏ lên và kết thúc sau khi thức hoặc khi ngủ xuất hiện hầu hết ở các trẻ từ vài tuần tuổi đến 2 tháng và kết thúc ở tháng thứ 3,4. Đây được coi là biểu hiện sinh lý bình thường, nguyên nhân do trẻ chưa quen với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ, các tế bào thần kinh chưa biệt hóa, vỏ não nên có những biểu hiện múa vờn, vận động chân tay.

tre so sinh van minh

Vặn mình được chia làm 2 trường hợp bao gồm vặn mình là biểu hiện sinh lý và do bệnh lý. Do đó, khi trẻ vặn mình bạn cần chú ý quan sát các biểu hiện đi kèm.

Theo quan điểm dân gian, trẻ vặn mình nghĩa là đang phát triển. Thế nhưng, cũng có người cho rằng, trẻ rướn người, khua chân, tay để tìm kiếm cảm giác được ôm ấp. Cũng có người nghi ngờ lớp lông măng sau lưng khiến trẻ khó chịu nên thường xuyên rướn người.

Quan điểm của y học hiện đại lại cho rằng đó là biểu hiện của trẻ thiếu canxi. Vì nhu cầu canxi của trẻ rất cao, lượng canxi ấy sẽ giảm đột ngột do rời bụng mẹ. Khi đó , trẻ bị thiếu hụt và dẫn đến các hiện tượng rướn người, vặn người, hay khóc và thức giấc vào nửa đêm.

Phân biệt trẻ sơ sinh vặn mình bệnh lý hay sinh lý

                  Trẻ sơ sinh vặn mình sinh lý                           Trẻ sơ sinh vặn mình bệnh lý 
Nơi ngủ của trẻ không được thoải mái ví dụ như chăn bụi bẩn, đệm cứng hay gối không được mềm Trẻ ọc sữa, đổ mồ hôi trộm, quấy khóc nhiều… là biểu hiện của bệnh lý thiếu vitamin D, thiếu canxi hoặc các bệnh về đường tiêu hóa.
Trẻ bị nóng hoặc lạnh do tác động từ bên ngoài Thường xuyên bị vặn mình, gồng đỏ mặt, giật mình khi ngủ…
Trẻ đói nên khó ngủ, cựa mình
Trẻ bị ướt do tã hoặc bỉm

tre so sinh van minh

Làm sao để trẻ sơ sinh hết vặn mình?

1. Thay tã bỉm khô, quần áo thoải mái

Nên cho trẻ dùng những loại tã thấm hút tốt để tạo cảm giác thoải mái cho trẻ. Đồng thời, mặc những bộ quần áo rộng rãi, chất liệu mềm mại để trẻ thoải mái hơn khi ngủ. Thường xuyên giặt giũ chăn màn, vệ sinh phòn sạch sẽ để tránh cảm giác ngứa ngáy.

2. Tắm nắng thường xuyên cho trẻ

Để làn da trẻ luôn được sạch sẽ và không mắc các bệnh về da khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy. Mỗi ngày bạn nên cho trẻ tắm nắng thường xuyên để phòng thiếu vitamin D, bổ sung canxi. Đồng thời, còn tránh nguy cơ mắc bệnh vàng da ở trẻ. Mỗi lần nên tắm nắng 10-15 phút trong khoảng 6-9 giờ sáng hoặc sau 17h chiều.

tre so sinh van minh

3. Bổ sung dinh dưỡng cho bé

Trẻ đang bú, mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá ngừ… để cung cấp canxi cho bé qua sữa mẹ. Còn đối với trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về bổ sung canxi.

Trẻ vặn mình hay quấy khóc có thể do bị hăm hay lở loét… mẹ cần chú ý đến cảm xúc của con để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

 

Nguồn : bau.vn