Trước khi mong được thông cảm, bạn hãy tự chấm điểm mình đã hiểu tâm lý mẹ chồng đến đâu?

Mối quan hệ nào trước khi trở nên thân thiết cũng cần thấu hiểu, đồng cảm với đối phương. Quan hệ mẹ chồng-nàng dâu cũng không ngoại lệ.

Vấn đề mẹ chồng nàng dâu là chủ đề muôn thuở, có những người luôn cay nghiệt với con dâu. Nhưng cũng có những nàng dâu luôn đòi hỏi người khác phải đối tốt với mình trước. Mọi mối quan hệ đều dựa trên nguyên tắc thấu hiểu và tôn trọng. Các nàng dâu đã bao giờ tự mình tìm hiểu tâm lý mẹ chồng chưa? Nếu chưa, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để mối quan hệ được tốt đẹp hơn.

1. Tình cảm phải được xây dựng và vun đắp từ từ

Mối quan hệ gắn kết cần được xây dựng tình cảm từ từ. Chúng ta không thể bắt người khác yêu thương chúng ta ngay từ những ngày đầu tiên gặp gỡ và chung sống. Tâm lý các bà mẹ cũng như vậy, họ không thể bắt đầu có tình cảm luôn được với người xa lạ. Vì thế, bạn đừng quá hụt hẫng hay tiêu cực khi thấy mẹ chồng không đối xử tình cảm với mình như mẹ để hay so với các thành viên khác.

me chong

Có rất nhiều cách để tạo cơ hội cho 2 người vun đắp tình cảm như cùng nấu ăn, có những buổi đi mua sắm, đi dạo với nhau vào buổi tối, thể dục sáng sớm… Bạn hãy từ từ và nhẹ nhàng bước vào cuộc sống của bà, sự gắn bó sẽ hình thành tình cảm.

2. Mẹ chồng cần thời gian để làm quen, thích nghi với con dâu

Nếu các bạn thấy bỡ ngỡ và không quen khi về nhà chồng, thì mẹ chồng cũng vậy. Từ giờ, mẹ công việc bếp núc, thói quen sinh hoạt đều có sự điều chỉnh hoặc xáo trộn khi bạn về làm dâu. Không phải ai cũng nhanh chóng làm quen hoặc thay đổi nếp sống từ bao lâu nay được. Bạn cũng vật, bắt nhịp với nếp sống gia đình chồng cũng không dễ dàng, vì thế cả hai hãy cho nhau thời gian và cùng giúp đỡ nhau.

me chong

Bạn đừng bắt mẹ chồng phải thích nghi luôn với sự có mặt của bạn, vì chính bạn cũng thấy khó khăn cơ mà? Hãy để thời gian là cầu nối bắt nhịp cuộc sống mọi người.

3. Hãy cho mẹ chồng biết mẹ đã nuôi dạy tốt con trai

Mẹ chồng nói chung đều có tâm lý băn khoăn về việc họ đã nuôi dạy con cái đúng hay chưa. Khi các con lớn, mẹ vẫn luôn dõi theo và muốn bảo vệ, xem con có thật sự trở thành người tốt không?

Bạn hãy có những chia sẻ với mẹ chồng về chồng mình và cho bà ấy biết bà đã vất vả để nuôi anh ấy tuyệt vời thế nào. Nuôi dạy một đứa con không dễ, vì thế đừng quên cảm ơn công lao sinh thành của mẹ nhé! Đó cũng là cách để bạn và mẹ chồng kéo gần khoảng cách.

4. Đừng bắt con trai bà đứng giữa lựa chọn

Sai lầm lớn nhất của các nàng dâu là lôi chồng vào cuộc chiến giữa mẹ chồng- nàng dâu. Hoặc đôi khi hay bắt chồng buộc phải lựa chọn giữa một trong hai người.

me chong

 

Đây là một lỗi sai chí mạng mà nhiều người hay mắc phải. Tâm lý mẹ chồng không mong muốn con trai lựa chọn vợ thay vì chọn mẹ và ngược lại. Khi nào bạn có con bạn sẽ hiểu, bạn thấy như nào khi đứa con mình chọn người khác thay vì bạn? Nếu có xảy ra căng thẳng hay xung đột, đừng bao giờ đưa ra những lựa chọn dại dột và khó xử, bế tắc như thế này!

Mối quan hệ nào cũng cần thời gian làm quen và vun đắp từ hai phía. Chính vì thế, thay vì đòi hỏi mẹ chồng phải yêu thương mình luôn, thì hãy hiểu tâm lý bà trước đã nhé. Ngoài ra, để hòa hợp hơn, bạn hãy xem đây là mối quan hệ bình thường để tránh áp đặt những định kiến về mẹ chồng. Xã hội luôn có người này người kia và không phải mẹ chồng nào cũng cay nghiệt. Hãy tự mình trải nghiệm và đối nhân xử thế thật tốt nhé!

Nguồn : bau.vn