Sử dụng thuốc khi cho con bú, mẹ cần lưu ý gì

Trước khi uống thuốc gì trong khi cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ và hỏi về việc có được cho con bú không.

Mới đây, trên mạng xã hội một người mẹ phàn nàn về việc bản thân bị cảm cúm mấy hôm nay chưa khỏi. Để hạ sốt, người mẹ này đã mua thuốc về uống để chấm dứt tình trạng mệt mỏi. Nhưng sau khi uống lại cảm giác lo lắng không biết có ảnh hưởng gì đến lượng sữa của mẹ hay không.

Đây cũng là vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm. Chị Duyên (Hải Phòng) tỏ ra đồng cảm cho hay đang trong giai đoạn cho con bú, nhưng dính cảm cúm vẫn cố gắng để chịu đựng. Có những khi sốt, đau đầu, hắt xì hơi vừa phải cách ly với con mà vẫn không dám uống gì khiến bản thân vô cùng khó chịu.

“Tôi thấy mọi người nhắc nhở không được uống gì nên đành cố gắng chịu đựng. Nhưng nói thật cứ duy trì mãi thế này không chịu nổi”, chị Duyên cho biết.

Bác sĩ nói gì?

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Văn Giàu (Bác sĩ quân y) cho hay đây là nỗi lo của các chị em khi cho con bú. Trong thời kỳ này, chất nào đi vào cơ thể mẹ cũng sẽ đi vào sữa và trẻ sẽ bú vào cơ thể. Do đó, việc uống thuốc dù là hạ sốt hay các loại thuốc giảm đau thông thường vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ dựa trên cơ địa, sức khỏe để kê đơn một cách hợp lý. Kể cả khi loại thuốc đó được khuyến cáo dùng cho phụ nữ cho con bú vẫn phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Không chỉ có tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên dùng thuốc hay không mà người mẹ cần quan tâm đến việc có nên cho con bú khi dùng thuốc hay không và nên tránh cho con bú vào những thời điểm nào sẽ giúp giảm bớt lượng kháng sinh được truyền qua sữa mẹ.

Một số loại thuốc có thể gây giảm sữa mẹ như thuốc lợi niệu, vitamin B6 liều rất cao, thuốc tránh thai chứa estrogen, thuốc an thần, thuốc chống ngạt mũi, thuốc chống dị ứng…

“Hiện, tâm lý chung của mọi người kể cả phụ nữ cho con bú là mua thuốc không theo đơn. Thường mọi người sẽ ra hiệu thuốc, nêu triệu chứng để người bán thuốc kê đơn. Nhưng điều này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ, trong đó có ảnh hưởng đến lượng sữa”, bác sĩ nói.

Theo các bác sĩ, lý tưởng nhất là không dùng bất cứ loại thuốc gì trong khi cho con bú sẽ không ảnh hưởng đến con cũng như tác động đến lượng sữa.

Bác sĩ nói: “Nhìn chung lượng sữa sẽ có tác động nhưng sẽ tùy theo cơ địa của từng người. Nhưng điều khiến bác sĩ lo ngại là nếu uống thuốc khi cho con bú thì có thể gây hại cho trẻ. Bởi sau quá trình chuyển hóa trong cơ thể mẹ thì thuốc sẽ qua sữa mẹ vào trẻ. Dù lượng này không nhiều nhưng có thể ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể trẻ. Lúc đó, cơ thể trẻ phải làm việc để thải trừ gan, thận chưa hoàn thiện”.

Trên thực tế, lượng sữa trong cơ thể người mẹ sẽ do prolactin điều hòa. Đây là loại hormone được sản xuất bởi thùy trước tuyến yên. Khi prolactin trong máu giảm sẽ khiến lượng sữa mẹ giảm. Vì vậy, bà mẹ phải tham khảo xem loại thuốc đó có ảnh hưởng gì đến prolactin trong máu hay không.

Nhiều loại thuốc có thể gây nguy hiểm cho trẻ mẹ phải ngừng cho con bú như thuốc chống ung thư, ức chế miễn dịch, thuốc chống co giật…

 

 

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?