5 điều bà bầu nên kiêng cữ
Chăm sóc vết mổ hoặc vết rạch tầng sinh môn
Nếu bạn bị rạch tầng sinh môn, việc chăm sóc vết thương này sau sinh cần được chú ý để tránh nhiễm trùng hay tai biến… Bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc ngồi trong thau nước ấm để giảm đau. Ngồi trên gối mềm sẽ thoải mái hơn so với bề mặt cứng. Nếu vết rạch đau gây tiểu khó, bạn có thể dội nước ấm lên vết thương để tiểu dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng túi chườm đá áp lên vết thương để giảm sưng, đau. Sau khi đi vệ sinh, lau khô từ trước ra sau để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.
Nếu bạn sinh mổ, sau khi xuất viện, ngoài việc cảm thấy vết thương ngứa, đau, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, lo lắng hoặc thậm chí buồn bã. Đây là phản ứng bình thường sau sinh, bạn không cần quá lo lắng. Bạn không nên thực hiện các hoạt động mạnh, đột ngột nhằm tránh gây áp lực lên vết mổ.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc giúp cơ thể bạn có thể phục hồi sau sinh nhanh hơn. Việc ngủ đủ giấc còn giúp tinh thần bạn sảng khoái, giảm căng thẳng sau sinh, giảm nguy cơ bị stress, nhờ đó lượng sữa có thể tiết ra nhiều hơn.
Hãy nuôi con bằng sữa mẹ
Việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc mà còn cho bé cơ hội được hưởng nguồn dinh dưỡng quý giá, giàu kháng thể. Nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp cơ thể bạn hồi phục nhanh sau sinh và giảm cân hiệu quả. Hãy chọn ăn những thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ để nguồn sữa có đủ các dưỡng chất cần thiết cung cấp cho bé yêu.
Uống đủ nước
Sau sinh bạn nên uống từ 8 – 10 ly/ngày, các thức uống nên uống là nước lọc, nước trái cây hay sữa. Hãy uống nước thường xuyên, không nên chờ có cảm giác khát mới uống. Việc uống đủ nước giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn, hạn chế táo bón sau sinh.
Có biện pháp ngừa thai phù hợp
Ngay khi quan hệ tình dục trở lại, bạn hãy sử dụng các biện pháp tránh thai thích hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn. Bạn có thể dùng bao cao su, màng ngăn âm đạo,thuốc tránh thai dành cho phụ nữ cho con bú…
5 điều bà bầu cần tránh trong thời gian kiêng cữ
Công việc đòi hỏi dùng sức nhiều
Tất cả những công việc trong nhà cần đến sức nhiều như bưng bê, vác nặng, làm vườn, nhổ cỏ,… tốt nhất bà bầu nên nhượng lại ngay và luôn cho anh xã hoặc người thân. Dù không mệt mỏi và đủ sức để làm, nhưng điều đó không đồng nghĩa sẽ giảm thiểu được rủi ro hay nguy cơ gây tai nạn cho bạn. Những động tác dùng nhiều lực nếu gặp trục trặc rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi.
Việc yêu cầu đứng lâu
Với những công việc yêu cầu duy trì một tư thế nào đó quá lâu, tốt nhất mẹ bầu nên nói không. Đứng, ngồi hay khom lưng quá lâu, tất cả đều không hợp lý với phụ nữ mang thai. Một số tư thế có thể làm bạn cảm thấy khó chịu: Cúi gập người lau nhà, ngồi giặt đồ bằng tay, đứng nấu ăn hàng giờ. Trong thời gian mang thai, việc cho mình chút đặc quyền lười biếng không có gì phải ngại bầu nhé!
Tránh sơn móng tay khi mang thai
Theo một nghiên cứu tại trường đại học Y tế công cộng Mailman, Columbia, những trẻ em tiếp xúc nhiều với phthalates, hóa chất chứa nhiều trong sơn móng tay thường có chỉ số IQ thấp hơn những đứa trẻ khác. Ngoài ra, theo các chuyên gia, mùi của sơn móng tay và các hóa chất trong tiệm làm tóc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu.
Không cần quá “điệu đà”, mẹ chỉ cần giữ cho móng tay sạch sẽ là đã đủ đẹp rồi
Tiếp xúc với hóa chất độc hại
Bà bầu nên tránh tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa trong thời gian mang thai
Sử dụng hóa chất tẩy rửa, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, là những điều mẹ bầu nên tuyệt đối tránh trong thai kỳ. Những hóa chất này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mẹ, mà tình hình phát triển của thai nhi trong bụng cũng bị tác động tiêu cực không kém. Một số sản phẩm cần tránh xa: Thuốc xịt côn trùng, phân bón, sơn tường, mỹ phẩm chứa hóa chất độc hại…
Tẩy trắng răng
Răng trắng sẽ giúp nụ cười mẹ thêm xinh, nhưng khi mang thai, việc làm trắng răng không hẳn an toàn đâu mẹ ơi. Cho tới hiện tại, việc làm trắng răng vẫn chưa được thử nghiệm độ an toàn cho bà bầu. Ngay cả các bác sĩ chuyên khoa cũng không biết chính xác liệu chúng có gây ra nguy hiểm gì không. Hơn nữa, khi mang thai, nướu răng của mẹ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Tốt nhất, mẹ vẫn nên đợi đến sau khi sinh xong mới suy nghĩ đến việc này.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/10-dieu-nen-va-khong-nen-trong-thoi-gian-kieng-cu-cua-ba-bau-a180815.html