Số trường hợp trẻ gặp tai biến dù nặng hay nhẹ sau khi tiêm phòng là khá ít. Tuy nhiên để an toàn cho con thì mẹ cũng nên đề phòng. Có 4 mẹo nên làm trước khi con tiêm phòng tầm 3 hôm được nhiều mẹ rỉ tai nhau, các mẹ hãy áp dụng nhé:
1. Cho trẻ ăn 1 quả trứng gà
Có một mẹo rất hay đó là 3 ngày trước khi con tiêm chủng cúm, nhiều mẹ hay nấu 1 quả trứng gà cho con ăn (có thể là luộc, nấu cháo…). Các bác sĩ cho biết vấn đề chủng ngừa cúm trên trẻ có dị ứng trứng gà đã được đề cập rất nhiều trong các công trình nghiên cứu thế giới. Thứ nhất, trong quá trình sản xuất vắc xin cúm, người ta dùng phôi trứng gà để nuôi cấy virus nên trong thành phần vắc xin có protein trứng gà. Thứ hai, vấn đề dị ứng thực phẩm là phổ biến, mức độ dị ứng từ nhẹ đến nặng.
Cho trẻ đi tiêm phòng cúm, mẹ nhớ cho con ăn 1 quả trứng gà trước đó
Cho nên trước khi tiêm ngừa vắc xin cúm, mẹ cần xác định cho trẻ đi tiêm phòng ở đâu an toàn và trẻ có dị ứng với trứng hay không bằng cách cho ăn trứng gà và theo dõi. Khi cho ăn nên nhớ là:
-Trứng gà trẻ ăn là trứng gà chín còn trứng gà trong vắc xin là trứng gà sống.
-Trẻ chỉ ăn lòng đỏ trứng còn vắc xin thì có albumin trong lòng trắng trứng.
Cho nên, sẽ có những trường hợp trẻ ăn trứng gà bị dị ứng nhưng tiêm chủng cúm xong bình thường và ngược lại. Mặt khác, có những trường hợp trẻ tiêm xong bị dị ứng không phải do albumin mà do các thành phẩn khác của vắc xin như: protein còn sót, kháng sinh, chất bảo quản, chất ổn định, phức hợp bất hoạt vireus, and latex… Tuy nhiên để an toàn trong chủng ngừa cúm, trẻ cũng nên được cho ăn trứng gà để xem có dị ứng không, nếu có thì báo với người tiêm để họ cân nhắc.
2. Mẹ uống nước lá tía tô rồi cho con bú hoặc cho bé ăn cháo tía tô
Khi tiêm tất cả các loại vắc xin (đặc biệt là vắc xin nào dễ khiến trẻ bị sốt) thì về nhà bé thường hay bị sốt, sưng đau tại chỗ tiêm. Tình trạng này thường xảy ra ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, các phản ứng thường là nhẹ và sẽ hết sau từ 1 – 3 ngày tiêm. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ sốt cao miên man, kéo dài rất nguy hiểm.
Trước khi cho trẻ đi tiêm phòng 3 hôm, mẹ nên dùng lá tía tô để phòng sốt cho con
Mẹ có thể áp dụng mẹo hay từ lá tía tô để khắc phục phần nào tình trạng này.
Cách 1: Trước ngày bé đi tiêm tầm 3 hôm (ví dụ mùng 4 tiêm thì mùng 2 bắt đầu áp dụng), mỗi bữa cơm, mẹ ăn sống khoảng chục ngọn tía tô rồi cho con bú càng nhiều càng tốt. Làm liên tục 3 ngày liền đến hôm con tiêm, tiêm về mẹ vẫn ăn lá tía tô thêm 2 hôm nữa. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ chuyển hết vào sữa, con bú vào không bị sốt, nếu sốt thì chỉ nhẹ và nhanh khỏi. Bé nào bú sữa ngoài thì mẹ đun nước lá tía tô thật loãng cho con uống.
Cách 2: Nếu mẹ không muốn ăn sống thì có thể mua 20 mớ lá tía tô gói vô giấy báo cất tủ lạnh. Mỗi lần lấy 6 – 7 mớ đun nhừ, pha loãng ra thành 2 – 3 lít nước rồi uống thay nước lọc. Mẹ uống như thế từ mùng 2 đến mùng 4 đi tiêm, tiêm xong về mùng 4 và mùng 5 cũng vẫn uống nhé. Đảm bảo con chỉ sốt chưa đến 38 độ. Vẫn ăn ngủ đc (chỉ hơi quấy và mặt buồn thiu thôi).
3. Không cho con đi chơi xa, đi ngoài trời nắng, để ý con kĩ càng
Trước khi cho trẻ đi tiêm phòng, mẹ nên đảm bảo sức khỏe cho con thật tốt
4. Lưu ý khi cho trẻ tiêm phòng
Trước khi tiêm:
Trước khi tiêm phòng, có những lưu ý bạn cần chuẩn bị thật tỉ mỉ cho bé
– Mẹ không được để trẻ quá đói hoặc quá no.
– Tắm rửa, vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ. Việc này có 2 lý do. Thứ nhất là hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết tiêm. Thứ hai là sau khi tiêm có thể con sẽ bị sốt phải kiêng tắm trong 1 ngày, nếu người trẻ sạch thì kiêng tắm 1 ngày không sao chứ nếu người bẩn thì bé sẽ rất khó chịu.
– Cho con mặc quần áo thoáng, dễ cởi để bác sĩ dễ thao tác.
– Soạn trước để sẵn sàng những thứ giấy tờ, sổ tiêm chủng của con để khi đi không bị quên trước quên sau.
– Mẹ nói thật về tình trạng sức khỏe của trẻ (có bị suy dinh dưỡng, có đang mắc hoặc mới khỏi một số bệnh cấp tính như sốt, viêm phổi, viêm phế quản, tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn… gì hay không).
– Nếu những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt… thì mẹ nên báo với bác sĩ.
Sau khi tiêm:
– Tiêm xong, mẹ cần để trẻ ở lại 30 phút tại điểm tiêm để các cán bộ y tế theo dõi.
– Các phản ứng không cần quá lo lắng ở trẻ: Sưng nóng, đỏ, đau nơi tiêm, sốt nhẹ.
– Nên nhớ: Cho trẻ đi tiêm phòng về bị sốt, mẹ không nên dùng mẹo chữa sốt như đắp lòng trắng trứng gà, dùng khoai tây hoặc dán miếng hạ sốt trực tiếp lên vết tiêm để tránh nhiểm trùng vùng da sau tiêm, giảm tác dụng của vắc xin.
– Phản ứng sau tiêm cần chú ý theo dõi thật kỹ: Sốt cao trên 39 độ kéo dài kèm co giật, bú kém, khó thở, quấy khóc nhiều. Trường hợp này ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế.
– Nếu trẻ không có phản ứng gì bất thường, mẹ có thể đưa con về nhà nhưng vẫn cần theo dõi thêm.
– Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng. Lúc này, mẹ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ (không chườm nóng) để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.
– Trường hợp trẻ sốt nhẹ, sốt 37-38 độ C, mẹ có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.
– Nhớ cho con bú nhiều để tránh mất nước.
– Ngoài các cách trên, mẹ cũng có thể cho con uống thêm sắn dây hoặc nước đỗ đen (nếu trẻ đã lớn) cũng ngăn ngừa và giảm sốt.
Trường hợp không nên tiêm phòng cho trẻ:
– Mỗi loại vắc xin chống chỉ định với từng nhóm trẻ khác nhau. Chẳng hạn: với vắc xin phòng lao, những trẻ sinh non, cân nặng dưới 2,5 kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm. Vắc xin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi.
– Một số trường hợp khác trẻ cũng không nên tiêm phòng, đó là: trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy; trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch,…
Liều lượng tiêm cho trẻ trong mỗi lần tiêm phòng:
Có 19 loại vắc xin mẹ nhất định phải cho con tiêm phòng đầy đủ. Trong đó, 2 loại vắc xin sống không nên tiêm gần nhau trong khoảng thời gian 4 tuần. Ngoài ra có thể tiêm chủng nhiều loại vắc xin khác nhau trong một lần tiêm. Vắc xin sống là vắc xin lao, sởi, thủy đậu…
Việc tiêm nhiều mũi tiêm trong một lần tiêm phòng có thể khiến trẻ bị phản ứng, dị ứng và khó theo dõi nên tốt nhất là hạn chế gộp các loại vắc xin trong cùng 1 lần tiêm.
Chắc chắn các mẹ đã hiểu hơn về tầm quan trọng của việc cho trẻ đi tiêm phòng rồi đúng không? Hy vọng 4 mẹo hay trên đây cùng với các kiến thức bổ ích về việc tiêm chủng sẽ giúp bé tiêm về khỏe mạnh, bình an, mẹ không phải vật vã lao tâm vì con đau ốm nữa.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/3-ngay-truoc-khi-di-tiem-phong-me-lam-cac-meo-nay-la-khoi-lo-con-bi-sot-co-giat-a181257.html