3 tựa sách kinh điển bạn nhất định phải đọc một lần trong đời

Cùng với dòng chảy của văn học và sự thay đổi trong nhận thức, định nghĩa của chúng ta về tựa sách kinh điển cũng đổi khác sau từng thập kỷ.

Nhiều độc giả trẻ yêu thích việc trải nghiệm những sáng tác mới thì những tựa sách kinh điển vẫn nhận được sự yêu thích bất chấp mọi thời đại. Cùng điểm qua 3 cuốn sách kinh điển tạo được tiếng vang vượt thời gian trong bài viết sau của Bau.vn nhé!

3 tựa sách kinh điển hay nhất mọi thời đại

1. Yêu dấu (Beloved) – Tác giả Toni Morrison

Nhà văn Toni Morrison có tiểu thuyết Yêu Dấu đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả và chính thức đoạt giải giải Pulitzer vào năm 1988. Nhiều người đã nhận định về ấn phẩm này của Toni Morrison như đã được định đoạt sẵn để trở thành một tác phẩm kinh điển của nền văn học nước Mỹ. Không quá kinh ngạc nếu nói như tác phẩm Yêu Dấu trở thành tác phẩm kinh điển. Bởi Yêu Dấu không chỉ đem đến cho độc giả câu chuyện cảm động, sâu sắc về người phụ nữ có thân phận nô lệ.

Tác phẩm kể về Sethe – nhân vật trong câu chuyện đã trốn đến Ohio (Hoa Kỳ). Nhân vật được tác giả Toni Morrison xây dựng luôn bị ám ảnh bởi những ký ức thời trẻ của mình cùng với những người con không tên của cô. Trên mộ của những đứa trẻ này chỉ để một vài chữ “người yêu dấu”, cuộc đời của Sethe đầy rẫy những vết thương tâm lý, tinh thần. Tuy nhiên, Sethe cũng chứa đựng tinh thần kiên cường, mạnh mẽ với niềm hy vọng muốn vượt qua cả nỗi đau của con người. Đó là giá trị nhân văn mà tác giả muốn gửi gắm thông qua nhân vật để truyền tải đến thế hệ các độc giả.

2. Bắt trẻ đồng xanh (The catcher in the rye) – Tác giả J.D. Salinger

tua sach kinh dien

Bắt trẻ đồng xanh là tác phẩm của tác giả J.D. Slinger được ra mắt độc giả lần đầu tiên vào năm 1951. Cuốn sách này của tác giả đã thu hút sự quan tâm, chú ý của độc giả trong suốt hai thập niên 50 và 60. Không giống như các tác phẩm khác, không phải vì sự yêu mến mà Bắt trẻ đồng xanh được đông đảo độc giả quan tâm đến vậy. Cuốn sách của J.D. Salinger được thu hút và gây sự chú ý bởi sử dụng nhiều ngôn từ không đứng đắn. Nghe có vẻ hơi kỳ lạ nhưng đó lại là sự thật.

Câu chuyện mà tác tác J.D. Salinger muốn truyền tải qua tác phẩm xoay quanh nhân vật Holden Caulfield. Sau khi Holden Caulfield trở về với quê nhà Manhattan của mình vì cậu bị đuổi khỏi trường dự bị đại học Pencey Prep. Tác giả xây dựng nhân vật này với một nội tâm phức tạp, đan xen sự nổi loạn “điển hình” của những thanh thiếu niên thời bấy giờ ở Hoa Kỳ. Ở độ tuổi tâm lý chưa ổn định, tuổi 16 đã khiến Holden Caulfield được nhìn nhận là một cậu bé vừa có tâm lý của một đứa trẻ và của một người chập chững lớn.

3. Tựa sách kinh điển: Bá tước Dracula (Dracula) – Tác giả Bram Stoke

tua sach kinh dien

Cuốn tiểu thuyết Bá tước Dracula thuộc thể loại kinh dị. Cuốn tiểu thiểu được nhà văn Bram Stoke kể về sự phức tạp và tàn bạo hơn hẳn so với những tác phẩm về cà rồng trong nên văn học hiện đại. Bá tước Dracula là cuốn tiểu thuyết được tác giả trình bày, kể dưới dạng những bức thư, bài báo và cả nhật ký tường thuật.

Câu chuyện được Bram Stoke kể xoay quanh bị bá tước Dracula. Vị bá tước này khi chuyển từ vùng Transylvania (Romania) đến nước Anh với một nhiệm vụ, đó là lan truyền một lời nguyền về xác sống. Mặc dù cốt truyện được tác giả tập trung vào những tình tiết kinh dị nhưng cuốn sách Bá tước Dracula vẫn trở nên kinh điển và thu hút được lượng lớn các độc giả. Bên cạnh đó, tác giả Bram Broke cũng đã khắc họa nên sự sợ hãi ở thời Victoria về bệnh tật và tình dục.

Nguồn : bau.vn