4 trường hợp nguy hiểm tuyệt đối không được xoa bụng bầu

Khi mang thai nhiều bà mẹ rất thích xoa bụng của mình. Một phần là vì hiếu kỳ khi con đạp và cũng vì thể hiện tình yêu thương của mình dành cho con.

Xoa bụng bầu là thói quen của nhiều ông bố, bà mẹ. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, xoa bụng bầu đều có hai mặt lợi và hại cho thai nhi.

Lợi ích của việc xoa bụng bầu

  • Giúp mẹ bầu sẽ sinh hơn và không bị đau như bình thường
  • Mang lại giấc ngủ ngon hơn và tinh thần thoải mái hơn cho mẹ
  • Kích thích máu lưu thông, giảm tình trạng phù nề, làm dịu cơn đau khi mang thai
  • Kết nối mẹ với thai nhi, xoa bụng là một cách để giao tiếp với thai nhi, kích thích trí não của bé phát triển đồng thời mẹ có thể cảm nhận được chuyển động của thai nhi trong bụng

Tác hại do xoa bụng sai cách, sai thời điểm

Việc xoa bụng đối với bà bầu đôi khi sẽ có những lợi ích bất ngờ. Bên cạnh đó, nếu xoa bụng sai cách và sai thời điểm ảnh hưởng rất lớn tới thai nhi.

Thai nhi bị dây rốn quấn cổ:

Tình trạng thai nhi bị dây rốn hoặc tràng hoa quấn cổ không phải là hiếm gặp hiện nay. Em bé có 1 – 2 vòng dây quấn quanh cổ không ảnh hưởng đến sự phát triển và bé vẫn ra đời an toàn.

Tuy nhiên, dây quấn quá nhiều vòng sẽ ảnh hưởng tới sự trao đổi chất giữa mẹ và bé. Khi không nhận đủ dưỡng chất thai nhi sẽ kém phát triển, nhưng nghiêm trọng hơn khi dây rốn quấn quá chặt sẽ khiến tắc nghẽn mạch máu. Bà bầu xoa bụng nhiều đều có thể khiến điều này xảy ra.

4-truong-hop-nguy-hiem-tuyet-doi-khong-duoc-xoa-bung-bau-1

Ngôi thai bị ảnh hưởng:

Ngôi thai có tác động lớn tới sự chuyển dạ của người mẹ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nước ối còn nhiều nên thai nhi dễ dàng di chuyển trong tử cung của mẹ. Nhưng bước sang tuần 32, lượng nước ối ít đi vì thai nhi đã lớn hơn và không gian trong tử cung cũng hẹp dần.

Do vậy, vào tuần 30 – 32 tuyệt đối không chạm hoặc xoa bụng, điều đó có thể khiến bé đổi vị trí khiến mẹ khó sinh thường.

Có khả năng sinh non cao:

Từ tuần 34 trở đi tử cung của người mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Những cơn co thắt cũng bắt đầu xuất hiện nhiều vào 3 tuần cuối thai kỳ này. Vì thế, thói quen xoa bụng bầu sẽ kích thích con co tử cung làm đứt nhau thai và sinh non.

4 trường hợp không được xoa bụng bầu

Thai phụ bị nhau tiền đạo:

Nhau tiền đạo là tình trạng bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, che một phần hoặc che kín toàn bộ tử cung. Tình trạng này làm mẹ bầu khó chuyển dạ sinh thường vì thai nhi khó xoay đầu để ra ngoài. Người mang thai bị nhau tiền đạo cấm kỵ không được xoa bụng.

Thai nhi cử động nhiều hơn bình thường:

Giữa thai kỳ, mẹ có thể cảm nhận được từng cử động của thai nhi. Tuy nhiên, nếu thấy thai nhi cử động nhiều hơn bình thường mẹ cần đi khám bác sĩ và cấm tuyệt đối không được xoa bụng. Thời điểm này xoa bụng có thể kích thích thai cử động nhiều hơn, dọa sinh non, sảy thai, đe dọa tới tính mạng thai nhi.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ:

3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm vô cùng nhạy cảm đối với cả mẹ và thai nhi. Thời điểm chuyển dạ đến gần thì bà bầu càng không được xoa bụng. Bởi vì, xoa bụng sẽ kích thích bé xoay đổi ngôi thai sai vị trí bất lợi khi sinh thường.

Hơn nữa, 3 tháng này cũng là thời điểm tử cung người mẹ nhạy cảm, xoa bụng nhiều làm nhau thai tổn thương dẫn tới cơn co thắt gây ra sinh non.

Thai phụ có dấu hiệu sinh non:

Đối với mẹ bầu có nguy cơ sinh non hoặc có tiền sử sinh non, thai chết lưu, nạo phá thai cần tuyệt đối tránh xoa hay chạm vào bụng quá nhiều vì có thể kích thích tử cung co thắt, tăng nguy cơ sinh non.

Hướng dẫn xoa bụng cách cho mẹ bầu

Những thời điểm thích hợp và cách xoa bụng không làm ảnh hưởng tới thai nhi dành cho bà bầu.

Thời gian thích hợp xoa bụng:

Vào 3 tháng đầu thai kỳ chỉ nên xoa bụng tối đa 5 phút.

Giai đoạn cuối thai kỳ, có thể xoa bụng 10 phút nhưng nên thực hiện vào thời gian cố định của ngày. Để không ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của bé thì 9 giờ tối là thời gian thích hợp.

Nên xoa bụng bầu hướng nào:

Trẻ thường nằm cố định trong giai đoạn đầu thai kỳ nên mẹ có thể nhận biết được đầu và chân của bé, giai đoạn này nên massage theo hướng vòng tròn để tránh sự dịch chuyển của thai nhi.

Về lực xoa bụng

Lực xoa bụng không được quá mạnh, dồn dập. Mẹ nên massage nhẹ nhang nhất tránh tổn thương cho thai nhi.

4-truong-hop-nguy-hiem-tuyet-doi-khong-duoc-xoa-bung-bau-2

Nên Massage bụng đúng cách

Trên đây là tổng hợp của bầu về những điều mẹ bầu cần biết khi xoa bụng bầu để tránh gây hại cho thai nhi.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • "Đẻ không đau" và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết

    Đẻ không đau đang là một phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi chuẩn bị vượt cạn. Đẻ không đau có thật sự như tên gọi hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác?
  • Giải đáp câu hỏi

    Giải đáp câu hỏi "mẹ bầu ăn gì để con thông minh ngay từ trong bụng?"

    Bất kì người mẹ nào đều muốn con phát triển khỏe mạnh, không chỉ về vật chất mà còn cả về trí não, tinh thần. "Mẹ bầu ăn gì để con thông minh" là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
  • Bà bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là câu trả lời đúng?

    Bà bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là câu trả lời đúng?

    Có rất nhiều thông tin cho rằng bà bầu ăn dứa sẽ gây sảy thai, nhưng lại nhiều người đồn rằng ăn dứa sẽ giúp dễ đẻ hơn. Vậy thực hư câu chuyện này thế nào?