Vào mùa đông, có những người mặc rất ấm, thậm chí dùng cả túi sưởi nhưng vẫn cảm thấy lạnh và bị ốm thường xuyên. Đó có thể là bạn chưa biết cách giữ ấm các bộ phận cơ thể quan trọng. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu đó là 5 bộ phận nào trên cơ thể có tác dụng giữ ấm và giữ sức khỏe của bạn nhé!
1. Bộ phận cơ thể- Rốn
Rốn là nơi khí huyết của con người hội tụ, vì thế các cô gái trẻ ưa thích mặc áo croptop hở rốn thì dù mặc nhiều áo đến đâu vẫn lạnh.
Trong châm cứu thì chính giữa rốn được gọi là huyệt Thần khuyết hay Khí xá. Các sách của Đông y khi nói đến Khí xá đều ghi rõ là cấm châm cứu. Huyệt Khí xá là “đầu mối giao thông” quan trọng trong hệ thống các đường kinh lạc, có liên hệ mật thiết với lục phủ ngũ tạng, 12 kinh mạch và kỳ kinh bát mạch.
Nhiệt độ vùng bụng càng thấp thì nhiệt độ cơ thể càng bất ổn. Thông thường, nhiệt độ ở vùng bụng trên 36 độ C thì cơ thể khoẻ mạnh, ở khoảng 34 độ C thì bị stress, mệt mỏi, kiệt sức, mức 32 độc C thì phát sinh bệnh tật, còn dưới 30 độ C thì sinh ra khối u.
2. Chân
Chân là bộ phận sợ lạnh nhất trong toàn cơ thể, người xưa cũng có câu “chân lạnh thì toàn thân lạnh”. Bởi vì, kinh mạch của thận, tỳ và dạ dày đều bắt nguồn từ chân, nhưng do khoảng cách từ chân so với tim là xa nhất nên con đường lưu thông máu cũng dài nhất, cho nên máu cung cấp luôn bị thiếu ở chân.
Nếu nhiệt độ cơ thể không đủ ấm thì cần phải có hỗ trợ từ bên ngoài và cách tốt nhất là mỗi ngày dùng nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ để thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp cơ thể ấm lên. Mỗi ngày, bạn nên dành 20 phút ngâm chân với nước ở nhiệt độ khoảng 42℃ là tốt nhất, đồng thời có thể mát xa huyệt Thông Tuyền ở lòng bàn chân. Ngoài ra, mang tất chân cũng là cách để giữ ấm tốt nhất.
3. Bộ phận cơ thể- Vai và cổ
Vùng cơ thể tiếp theo cần đặc biệt giữ ấm là vùng vai và cổ. Đây chính là nơi tiếp xúc nhiều với các luồng gió lạnh nên nếu bạn không mặc đủ ấm thì khả năng bị nhiễm lạnh rất cao. Dấu hiệu của nhiễm lạnh, thường bạn sẽ bị căng cơ, đau vùng đỉa thắt lưng hay các bộ phận cơ bắp khác.
Để giữ ấm vai và cổ, bạn thường xuyên sử dụng khăn quàng cổ, hạn chế mặc các trang phục hở vai, trễ vai, quây, khoét ngực sâu.
4. Bộ phận cơ thể- Đầu
Đầu giống như chủ của cơ thể, trăm mạch tương thông nếu bị cảm lạnh sẽ dễ gây ra các hiện tượng như cảm mạo, viêm mũi, đau đầu… Đầu là bộ phận không giỏi giữ nhiệt lượn nên những người không đội mũ khi nhiệt độ dưới 15 độ C, thì nhiệt lượng phát tán ở đầu chiếm đến 30% tổng nhiệt lượng cơ thể.
Mùa đông khi ra ngoài bạn cần đội mũ, có thể che luôn phần trán. Khi đầu ra mồ hôi thì không nên lập tức tháo mũ ra mà phải để ráo mồ hôi rồi mới bỏ mũ. Ngoài ra, buổi sáng thức dậy có thể dùng tay cào vào da đầu để giúp lưu thông mạch máu, làm ấm đầu.
5. Mũi
Nguồn : bau.vn