5 bước cơ bản giúp trẻ học bơi nhanh, không sợ nước

Đuối nước là một trong những tai nạn phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ lẫn thanh thiếu niên.

Chính vì thế, dạy bơi cho trẻ là điều rất quan trọng. Dưới đây là 5 bước cơ bản để bố mẹ có thể giúp trẻ học bơi nhanh mà không sợ nước.

Giúp trẻ học bơi nhanh qua những trò chơi dưới nướcgiup be hoc boi nhanh

Lần đầu tiên đến hồ bơi mà bố mẹ đã đột ngột cho con ngụp lặn dưới nước thì rất dễ dẫn đến tình trạng trẻ không hào hứng hoặc thậm chí gây ra tâm lý sợ hãi với việc bơi lội. Chính vì thế, nếu bố mẹ muốn trẻ học bơi nhanh thì hãy cho bé làm quen và yêu thích cảm giác được ở dưới nước.

Trước hết, hãy cho bé được vui chơi thỏa thích trong lần đầu tiên đến bể bơi như ngồi trên cầu thang hồ bơi cùng con, cùng trẻ đùa nghịch dưới nước, thổi bong bóng, làm quen với việc đeo kính bảo hộ/ áo phao, chơi trò chơi… Phụ thuộc vào sở thích của từng trẻ, bố mẹ hãy tìm cách để lần đầu của trẻ ở hồ bơi trở nên thú vị, vui nhộn mà không phải là áp lực và sợ hãi việc học bơi.

Làm quen với để tai dưới nước

Phần lớn trẻ đều không quen và thoải mái với cảm giác của tai khi ở dưới nước. Chính vì thế, khi mới dạy bơi cho trẻ, bố mẹ giúp con dần dần làm quen với việc để tai ở dưới nước. Trong lần đầu tiên, bố mẹ nên chỉ cho bé cách đưa một tai vào nước sau đó mới đến tai còn lại.

Để giúp bé cảm thấy thư giãn, tò mò và phấn khích, bố mẹ có thể tự sáng tạo âm thanh của các loài cá và cho con nghe thấy khi đặt tai dưới nước. Khi trẻ đã cảm thấy thoải mái với việc để tai dưới nước thì toàn bộ quá trình học bơi lội sau đó sẽ hạn chế được chấn thương cho cả bé cũng như bố mẹ.

Giúp trẻ tin tưởng bạn thì mới có thể học bơi nhanhgiup be hoc boi nhanh

Điều đầu tiên bố mẹ nên nói với trẻ trong buổi học bơi chính là bạn sẽ không làm bất cứ điều gì mà không báo trước với trẻ. Bố mẹ có thể nói rằng “Bây giờ bố/mẹ sẽ đưa con xuống nước nhé. Con yên tâm bố/mẹ sẽ ở đây cùng với con”.

Tiếp đó, hãy nhớ thường xuyên lặp lại với trẻ những điều như “bố/mẹ đang giữ được con, con vẫn đang an toàn, con có thể tin tưởng ở bố/mẹ khi ở dưới nước”. Tất cả những điều ấy sẽ có tác dụng trấn an và giúp trẻ tin tưởng khi bạn bắt đầu đưa con vào khu vực nước sâu hơn. Có thể nói rằng đây là nguyên tắc rất quan trọng khi dạy bơi cho trẻ em bởi nếu trẻ không cảm thấy tin tưởng thì chúng sẽ không thoải mái và tự tin khi học bơi. Từ đó, thời gian học bơi của trẻ sẽ kéo dài hơn hoặc thậm chí bài xích việc bơi lội.

Dạy trẻ các kĩ năng cơ bản

Cho trẻ nằm sấp trên mặt nước sẽ giúp bé học bơi dễ hơn so với nằm ngửa. Mới đầu bố mẹ nên để bé tập làm quen với cảm giác nghiêng người về phía trước khi ở trong nước với chân ở phía sau để tạo lực đẩy.

Hãy nhớ rằng trẻ đang tập bơi sẽ không thể giữ cơ thể đứng thẳng trong nước và tự nổi. Chính vì thế, hãy giữ trẻ ở tư thế nghiêng về phía trước đồng thời cho trẻ dùng phao tay. Khi đó, bố mẹ vẫn nên giữ chặt con và nói với con rằng bạn sẽ giúp trẻ nghiêng về trước mà không làm ướt mặt rồi bạn hãy di chuyển nhẹ nhàng. Khi bé đã thoải mái ở tư thế này, hãy dần dần dạy con cách đập tay trong nước để tiến về phía trước rồi mới chuyển sang cách đá chân sau để bơi.

Khuyến khích con tự bơigiup be hoc boi nhanh

Sau khoảng vài ngày đến hơn một tuần thực hiện các bước trên, bố mẹ hãy dạy trẻ kiểm soát hơi thở dưới nước và tự bơi lội. Bố mẹ nên thường xuyên nhắc lại việc bạn sẽ nói với trẻ trước khi làm bất cứ điều gì dưới nước để con thấy yên tâm. Tiếp theo, nói với trẻ rằng đã đến lúc trẻ phải lặn xuống nước để tập cách kiểm soát hơi thở.

Cuối cùng, khi trẻ quen với cảm giác dưới nước và có thể học cách tự nổi thì bố mẹ hãy khuyến khích con tự bơi. Bắt đầu bằng cách cho trẻ bám vào thành bể bơi, sau đó bạn di chuyển ra xa khoảng một sải tay, khuyến khích trẻ buông tay và bơi về phía bạn bằng mọi cách trẻ có thể. Lúc này, trẻ có thể chưa bơi đúng cách nhưng bạn đã giúp con tự tin và thoải mái hơn với việc di chuyển dưới nước. Tiếp theo, hãy gia tăng khoảng cách dần dần để tạo thử thách mới cho trẻ, giúp con tự bơi lội với thời gian ngày càng lâu hơn.

Nguồn : bau.vn

  • Hiểu con bằng trái tim: Giao tiếp nuôi dưỡng sự gắn kết trong gia đình

    Hiểu con bằng trái tim: Giao tiếp nuôi dưỡng sự gắn kết trong gia đình

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp chính là “chiếc cầu” kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và trẻ. Thế nhưng, không ít bậc phụ huynh thừa nhận rằng: càng lớn, con càng ít nói, thu mình hoặc chỉ trả lời bằng những câu cộc lốc. Vậy làm sao để cha mẹ có thể chạm đến trái tim con một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả? Dưới đây là những bí quyết giao tiếp từ các chuyên gia tâm lý giúp con luôn sẵn sàng chia sẻ và mở lòng.
  • Hệ tiêu hóa trẻ yếu? Đây là 7 nguyên nhân bạn không nên bỏ qua

    Hệ tiêu hóa trẻ yếu? Đây là 7 nguyên nhân bạn không nên bỏ qua

    Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, nhiều trẻ nhỏ hiện nay gặp phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi hay khó tiêu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng mà cha mẹ cần lưu ý
  • Trẻ dùng điện thoại sớm: Lợi bất cập hại? Góc nhìn từ các chuyên gia

    Trẻ dùng điện thoại sớm: Lợi bất cập hại? Góc nhìn từ các chuyên gia

    Trong thời đại số hóa, việc trẻ em được tiếp xúc với điện thoại thông minh từ rất sớm không còn là điều hiếm gặp. Từ việc xem hoạt hình, học tiếng Anh, đến gọi video cho ông bà – chiếc điện thoại đang trở thành một “bảo mẫu công nghệ” mà nhiều cha mẹ hiện đại tin dùng. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi đó là những cảnh báo khoa học đáng suy ngẫm, khiến không ít phụ huynh phải giật mình.
  • Những giai đoạn vàng cha mẹ cần tận dụng để trẻ phát triển chiều cao tối ưu

    Những giai đoạn vàng cha mẹ cần tận dụng để trẻ phát triển chiều cao tối ưu

    Chiều cao không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn liên quan mật thiết đến sức khỏe, sự tự tin và tiềm năng phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết rằng chiều cao của trẻ chịu tác động rất lớn từ những “giai đoạn vàng” trong quá trình phát triển. Nếu bỏ lỡ những thời điểm quan trọng này, việc cải thiện chiều cao sau đó sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể bù đắp.
  • Bé gái dậy thì sớm nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

    Bé gái dậy thì sớm nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

    Rất nhiều cha mẹ lo lắng khi con dậy thì sớm, đặc biệt là bé gái – bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao, vóc dáng, mà còn có thể tác động đến tâm lý và sức khỏe sinh sản sau này. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát và hỗ trợ quá trình này là chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy- Dấu hiệu nào cần đưa trẻ nhập viện?

    Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy- Dấu hiệu nào cần đưa trẻ nhập viện?

    Mùa hè với thời tiết nắng nóng, khó chịu càng làm chất xúc tác gia tăng căn bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Vậy dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy là gì? Cách phân loại ra sao?