Núm vú giả đang trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều mẹ bỉm vì có thể giải quyết vấn đề bé hay quấy khóc, bé có tật mút tay… Dù dùng ti giả cho trẻ sơ sinh có thể giúp bé bình tĩnh hơn, không quấy khóc nhưng bạn cũng đừng quá lạm dụng để tránh các tác dụng ngược.
Tác dụng của núm vú giả đối với trẻ sơ sinh
Một số bé chỉ cần mẹ âu yếm, vuốt ve và ngậm núm vú trong lúc ti mẹ là đã thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, đó cũng là lý do trẻ không thể rời xa ti mẹ, ngay cả khi không đói. Lúc này, ti giả sẽ các tác dụng hỗ trợ mẹ xoa dịu em bé bởi núm vú giả được thiết kế để trẻ có cảm giác giống đang được ngậm ti mẹ.
Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu, việc cho con dùng ti giả vào giờ ngủ và nghỉ trưa sẽ làm giảm nguy cơ mắc Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Dù nghiên cứu không chỉ ra cách núm vú ngăn ngừa Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, nhưng nó khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng núm vú giả và nguy cơ SIDS. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng trong việc chấm dứt thói quen mút tay ở trẻ.
Điều gì xảy ra khi dùng núm vú giả không đúng cách?
Bên cạnh những tác dụng trên thì núm ti giả có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi trẻ dưới 18 tháng tuổi, nguy cơ bệnh này thường thấp hơn, do đó bạn nên cho bé sử dụng núm ti gia cho đến khi bé khoảng 1 tuổi rưỡi và sau đó bắt đầu cai dần.
Nếu cho con bú mẹ, mẹ nên đợi đến khi bé bú mẹ thành thạo rồi mới cho con dùng ti giả. Một số quan điểm cho rằng việc dùng núm vú giả từ sớm sẽ khiến bé từ chối ti mẹ, từ đó không chịu bú mẹ. Ngoài ra, nếu lạm dụng ti giả sẽ hình thành thói quen phụ thuộc, nếu không có ti giả sẽ không ngủ hoặc khó chịu.
6 nguyên tắc cần nhớ khi cho bé ngậm núm vú giả
1. Đừng ép bé ngậm núm vú giả
Mẹ hãy để con tự quyết định thay vì việc cố ép đưa ti giả vào miệng bé. Nếu con nhận ngay thì không sao, nhưng con từ chối thì mẹ cũng đừng nên ép, hãy cho con thời gian ở các lần thử sau để làm quen dần.
2. Chỉ dùng núm vú giả khi trẻ không đói
Bạ không nên sử dụng vật này như một cách trì hoãn việc ho bé bú hoặc thay thế sự quan tâm, chăm sóc của mẹ. Thay vào đó, núm ti giả sẽ hữu tích trong trường hợp bé cần được vỗ về như khi đi siêu thị, trung tâm thương mại, ngồi trên xe…
3. Ngậm ti giả không phải là cách duy nhất để dỗ dành con
Nếu trẻ khóc hay quấy bạn có nhiều cách âu yếm và dỗ dành hơn là việc đưa ngay ti giả cho con. Như thế, vô tình tạo thói quen phụ thuộc vào ti giả quá mức và cũng làm tình cảm bố mẹ- con cái không được gắn kết. Nếu bất đắc dĩ bạn mới cần đến ti giả để dỗ dành trẻ, tuy nhiên chúng ta nên hạn chế điều đó.
4. Cẩn thận khi đeo ti giả trên người con
Bố mẹ không nên buộc ti giả quanh cổ hoặc để trên nôi của con, vì chúng có thể vô tình siết cổ con bằng sợi dây buộc. Bạn nên gắn núm vú giả vào quần áo của bé bằng một cái kẹp đặc biệt được chế tạo riêng để thực hiện chức năng này.
5. Chú ý vệ sinh núm vú giả
Núm ti giả được đưa trực tiếp vào miệng bé nên cần chú trọng việc vệ sinh và khử khuẩn thường xuyên. Bởi nếu không vệ sinh cẩn thận, đó chính là công cụ đưa các vi khuẩn bất lợi vào đường ruột của trẻ, gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa và hô hấp.
Trong quá trình sử dụng, bạn nên đặc biệt chú ý đến cách vệ sinh núm ti giả trước khi cho bé ngậm. Bạn nên vệ sinh ti giả thường xuyên bằng nước ấm, để ở nơi sạch sẽ không bụi bẩn để tránh vi khuẩn. Nếu thấy có những vết nứt nhỏ xuất hiện hoặc dấu hiệu khác thì nên thay cái mới.
6. Các thời điểm không nên cho bé ngậm ti giả
Trong một số trường hợp nhất định, bạn không nên cho trẻ ngậm ti giả bởi chúng sẽ mang tác dụng ngược.
- Khi bé đang có vấn đề về cân nặng
- Trẻ đang bị nhiễm trùng tai giữa
Việc sử dụng núm ti giả có mặt lợi và mặt hại nên cha mẹ cần cân nhắc và điều chỉnh việc sử dụng nó sao cho phù hợp và mang lại lợi ích cho con.
Nguồn : bau.vn