6 ngộ nhận khi bảo quản thực phẩm mà nhiều người thường mắc phải

Có những ngộ nhận khi bảo quản thực phẩm mà nhiều người vẫn thường mắc phải có thể dẫn đến những nguy hại về mặt sức khỏe.

Đâu là những ngộ nhận trong việc bảo quản thực phẩm mà nhiều người thường mắc phải? Hãy cùng tìm hiểu ngay vấn đề này trong bài viết dưới đây của Bau.vn bạn nhé!

6 ngộ nhận khi bảo quản thực phẩm

1. Mọi thực phẩm sẽ tốt hơn khi được bảo quản trong tủ lạnh

Thực tế là có những thực phẩm không nên cho vào tủ lạnh, cụ thể:

  • Giăm bông: Chất béo trong giăm bông rất dễ bị oxy hóa khi bị để trong tủ lạnh.
  • Cà chua: Khi để trong tủ lạnh, phần cuống cà chua sẽ bị nứt nẻ và sinh nấm mốc hoặc bị thối rữa.
  • Dưa chuột: Nhiệt độ 0°C trong tủ lạnh sẽ làm cho bề mặt dưa chuột giống như bị ngâm trong nước khiến nó mất hương vị tự nhiên.
  • Chuối tiêu: Ở nhiệt độ dưới 12°C chuối sẽ bị đen và thối rữa..
  • Vải tươi: Bảo quản ở nhiệt độ dưới 9°C trong một ngày sẽ làm cho vỏ quả vải bị đen, thịt trái sẽ bị biến chất.
  • Khoai lang, xoài, sữa non: Khi để trong tủ lạnh sẽ bị đen và biến chất.
  • Mật ong: Để lạnh sẽ bị đặc lại và kết tủa đường.

2. Thoải mái để các loại rau quả gần nhau

Thực tế, một số loại rau quả có thể sinh ra khí làm hỏng các loại rau quả khác.

VD: Cà chua chín, táo có thể thải ra khí etylen làm rau xanh ngả màu, làm dưa hấu nhanh bị hỏng. Hành tỏi chứa hợp chất sulphur mạnh có thể làm hỏng rau quả khác khi được để gần… Bên cạnh đó, không nên để chúng trong tủ lạnh vì Việc tiếp xúc với độ ẩm và độ lạnh sẽ làm chúng bắt dâu thối rữa và mọc mầm. cà rốt cũng là loại nhạy cảm với chất etylen, nếu để cà rốt to gần hoa quả vì sau 1, 2 tuần chúng sẽ trở nên dạng hơn và gần như không ăn được.

3. Không cần nấu chín lại thức ăn thừa khi cất trong tủ lạnh

Thức ăn trong tủ lạnh khi bỏ ra vẫn phải nấu chín lại, vì nhiệt độ trong tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển chứ không thể tiêu diệt được. Khi ăn bạn không đun nấu lại sẽ gây trướng bụng khó tiêu, đi ngoài.

4. Rau tươi tốt hơn rau để tủ lạnh

bao quan thuc pham

Điều này sẽ đúng nếu đó là rau tươi vừa mới được cắt từ vườn. Nhưng rau tươi mà chúng ta ăn thường đã được thu hoạch mấy ngày nên lượng vitamin của chúng cũng dần bị mất trong quá trình lưu giữ.

5. Ngộ nhân khi bảo quản thực phẩm: Có thể để thực phẩm ngoài không khí hơn 2 tiếng

Sự thật là: Vi khuẩn sinh sôi nhanh nhất ở nhiệt độ 4- 60°C. Vì thế nếu thức ăn để ở nhiệt độ trong phòng quá 2 giờ thì nó không còn đảm bảo an toàn nữa. Khi nhiệt độ phòng lên tới 32°C thì thực phẩm không được để quá 1 tiếng.

6. Thực phẩm sau khi rã đông không dùng hết

bao quan thuc pham

Có thế để lại cho lần sau Thực phẩm khi rã đông hoàn toàn, các tinh thể đá tan thành nước phần nào đã phá vỡ tế bào của nguyên liệu. Khi đông lạnh trở lại, nước lại tạo thành đá, việc rã đông lần hai khiến một số thành phần dinh dưỡng của thực phẩm bị trôi ra ngoài thông qua dịch bào và nước đá. Ngoài ra, khi rã đông, các vi sinh vật gây hại cũng phát triển mạnh. Vì thế, đối với thực phẩm đông lạnh, khi đã rã đông thì phải chế biến hoặc sử dụng ngay.

Nguồn : bau.vn