Bảo quản thực phẩm ăn dặm cho bé đúng cách và không bị biến chất

Không phải lúc nào mẹ cũng đủ thời gian để chế biến đồ tươi sống cho trẻ ăn dặm. Nguyên nhân có thể do xa siêu thị, chợ và mẹ ít có thời gian mua sắm. Do đó, việc bảo quản thực phẩm ăn dặm đúng cách cho trẻ rất quan trọng vì nó giúp mẹ tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

1. Bảo quản sữa mẹ

Bảo quản sửa mẹ đúng cách giúp trẻ nhận đủ dinh dưỡng

Với trẻ ăn dặm, sữa mẹ vẫn là thực phẩm chính, do đó, một số mẹ đi làm cần học cách bảo quản sữa ở nhà cho trẻ. Khi đi làm, người mẹ hoàn toàn có thể vắt sữa để trong ngăn lạnh cho trẻ và ở nhà (người giúp việc hay người thân của trẻ) sẽ hâm nóng trước khi cho trẻ uống.

Theo đó, cách bảo quản như sau:

– Bảo quản ở nhiệt độ từ 0 – 4 độ C: để không quá 5 ngày.

– Bảo quản trong buồng lạnh đặc biệt của tủ lạnh: Không quá 2 tuần.

– Bảo quản dưới 18 độ C: Không quá 6 tháng.

2. Bảo quản thịt tươi sống

Các loại thịt như heo bò mẹ có thể mua theo ngày và chế biến là tốt nhất. Nhưng nếu không có thời gian, các mẹ có thể mua tại siêu thị và bảo quản tại nhà nhiều ngày. Cách bảo quản như sau:

– Để ngăn mát tủ lạnh (nên để trong hộc lạnh nhất của tủ), nhiệt độ dưới 5 độ C: Dùng trong 2 ngày.

– Để ngăn đá < 18 độ C: Có thể để trong 3 tháng. với cách bảo quản này, nên chia nhỏ thịt để khi chế biến cho dễ. Và tốt nhất nên dùng trước 7 ngày.

– Thịt gà để trong ngăn mát <5 độ C: nên dùng trong 1 ngày.

– Thịt gà để ngăn đá < 18 độ C: Để trong 3 tháng nhưng theo khuyến cáo của hiệp hội dinh dưỡng nên dùng trong 4 – 5 ngày.

3. Bảo quản trái cây

Bảo quản trái cây đảm bảo dinh dưỡng mỗi ngày

 Trước khi bảo quản, các loại trái cây phải đảm bảo không thối, dập nát, các loại rau không bị thối hay dập lá và phải rửa sạch sẽ.

– Các loại rau để trong tủ lạnh: Dùng được 3 – 4 ngày. 

– Các loại củ để trong tủ lạnh: Dùng được trong 10 ngày là tốt nhất. Ngoài ra, một số loại củ khác nhau sẽ có thời gian lưu trữ khác nhau như: bí đỏ 1 tuần, bông cải xanh 5 ngày, cà chua 3 – 4 ngày, bông cải trắng 1 tuần, cà rốt 2 tuần, khoai lang 1 tuần, cà rốt 2 tuần, bắp còn vỏ 2 – 3 ngày, ớt chuông 1 tuần, bắp bóc vỏ 3 ngày, dưa leo 1 tuần.

– Với các loại rau củ chín, nên làm lạnh ngay sau đó và lưu trữ dưới 18 độ: để được 2 – 3 tuần.

– Các trái cây khác nhau sẽ có thời hạn sử dụng khác nhau khi để trong tủ lạnh. Chuối (1 – 2 ngày), đu đủ ăn trong 7 ngày, kiwi trong 5 ngày, thơm trong 3 ngày, bơ trong 2 –  5 ngày, nho không quá 5 ngày, mãng cầu 3 ngày, dưa hấu 5 ngày, táo 2 tuần, dâu tây 2 ngày.

Nguồn : bau.vn