7 triệu chứng “không liên quan đến trí nhớ” nhưng lại là biểu hiện của Alzheimer ‘s

Alzheimer's hay còn gọi là AHLZ-high-merz là một bệnh lý về não tác động đến các vấn đề trí nhớ, hành động và suy nghĩ do sự gấp cuộn protein.

Ở Mỹ, khoảng 200,000 người bị bệnh Alzheimer. Làm thế nào để bạn biết được rằng một trong số đó là người thân của mình? Dưới đây là 7 triệu chứng đáng ngạc nhiên cảnh báo về sự tiến triển của nó. Thế nhưng hầu hết tất cả đều không liên quan nhiều đến các vấn đề của trí nhớ.

Người bị Alzheimer thường xuyên vấp ngã

Một nghiên cứu trên 125 người lớn tuổi đã yêu cầu các đối tượng theo dõi mức độ thường xuyên. Trong khoảng thời gian tám tháng, họ bị ngã hoặc vấp ngã. Các nhà nghiên cứu đã phân tích các bản quét não của những người bị ngã thường xuyên nhất. Họ thấy mối liên hệ giữa việc ngã và sự khởi phát sớm của Alzheimer. Nếu bạn hoặc người bạn yêu thường xuyên bị ngã, hãy nói với bác sĩ của bạn. Nó có thể là một chỉ báo của một vấn đề nhận thức.

Alzheimer

Ăn nhiều – một biểu hiện của Alzheimer

Trước khi Alzheimer’s xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên, các bệnh nhân thường có xu hướng ăn nhiều hơn. Họ nạp khoảng hơn 500 ca-lo một ngày. Đây là lượng calo nhiều hơn những gì cơ thể cần. Tuy nhiên họ dần dà bị sụt cân. Theo các suy đoán, sự thay đổi ấy là quá trình trao đổi chất.

Một số người thật sự ăn những đồ vật vô tri trước khi được chẩn đoán. Alzheimer và mất trí nhớ đều ảnh hưởng đến khả năng nhớ của não bộ. Nó có thể là lý do của việc não họ nhận được tín hiệu ‘thèm ăn’, nhưng không làm cách nào để phản ứng lại chúng. Vài bệnh nhân được báo cáo rằng đã ăn giấy. Thậm chí họ ăn “không khí” và cả những thứ không ăn được.

Vi phạm pháp luật hoặc trộm cắp

Bất kì sự thay đổi hành vi nào cũng là mối quan tâm khi người ta già đi. Nhưng đây là dấu hiệu của chứng Sa sút trí tuệ. Tên khoa học là FTD – Frontotemporal Dementia. Đây là một chứng rối loạn não liên quan đến tuổi tác, tổn thương dần dần. Nó thường xảy ra với người lớn ở độ tuổi 45-65. Chức năng điều hành của con người — khả năng đưa ra quyết định — có thể bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Điều này có thể giải thích tại sao họ không thể phân biệt đúng sai.

Alzheimer

Mất phân biệt lời nói thật lòng và lời châm biếm

“Tôi đang mỉa mai.” Chúng ta nói điều này thường xuyên bởi ta có thể nhận biết khi ai đó dùng lời nói mỉa như cách mà kẻ hợm đời dùng. Nhưng nếu bạn không tài nào biết được chúng, hoặc dùng nó theo nghĩa đen và thật sự nghiêm túc, đó có thể là một triệu chứng của teo não.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ Katherine Rankin của trường đại học California/San Francisco cho thấy bệnh nhân mắc Alzheimer và những ai bị Sa sút trí tuệ (Frontotemporal Disease) thường là một trong những người khó có thể nhận ra sự mỉa mai trong các cuộc gặp gỡ trực tiếp.

Trong những căn bệnh trên, theo tiến sĩ Perry, hồi hải mã (brain’s posterior hippocampus: vùng não mang chức năng ghi nhớ và hình dung đường đi) bị ảnh hưởng. Đó là nơi lưu trữ những kí ức ngắn hạn, và là nơi mọi người loại bỏ đi những lời châm biếm.

Mất tập trung trong mọi thứ

Bệnh Alzheimer là một sự thay đổi về chức năng nhận thức và điều khiển não bộ. Có nghĩa là khả năng hồi tưởng sự thật, ký ức, và những thông tin bị xáo trộn. Ví dụ như khả năng đưa ra quyết định của bạn. Về cơ bản, não của bạn trở nên mất tập trung. Nhìn chằm chằm một cách thờ ơ có thể là một dấu hiệu sớm của thứ gọi là “mớ hổ lốn” trong não bạn.

Alzheimer s

Trầm cảm – một biểu hiện khác của Alzheimer

Nếu ai đó chưa bao giờ bị trầm cảm nhưng cuộc sống xô bồ về sau khiến họ phải đối mặt với nó (sau tuổi 50), đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn mắc Alzheimer.

Nếu bạn được chuẩn đoán bị trầm cảm ở tuổi già không có nghĩa là bạn mắc bệnh Alzheimer’s hoặc suy giảm về nhận thức. Nhưng trầm cảm sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh của bạn. Nếu bạn bị trầm cảm, hãy điều trị sớm. Một số nhà nghiên cứu đoán rằng hóc-môn được giải phóng từ một bộ não của người trầm cảm có thể tổn thương một số vùng nhất định. Điều này dẫn đến việc hình thành nên căn bệnh hoặc các bệnh mất trí nhớ khác.

Mất khả năng sử dụng đồ đạc

Không tài nào nhớ nổi vị trí của những chiếc chìa khóa? Không hẳn là một vấn đề gì to tát. Nhưng, theo tiến sĩ Perry, nếu bạn không nhớ được chìa khóa dùng để làm gì, hoặc chén đĩa dơ rồi sẽ đi về đâu, thật đáng tiếc là có thể bạn phải đối mặt với những dấu hiệu của căn bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí nhớ.

Những triệu chứng kể trên có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh Alzheimer. Tuy nhiên đó cũng có thể là của một số căn bệnh khác. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có những dấu hiệu về sự lo âu. Đó là lúc bạn cần được trị liệu.

Nguồn : bau.vn

  • Tập luyện không chỉ dáng đẹp – còn giúp da sáng mịn bất ngờ!

    Tập luyện không chỉ dáng đẹp – còn giúp da sáng mịn bất ngờ!

    Chúng ta thường biết đến lợi ích của vận động đối với sức khỏe tim mạch, cân nặng hay tinh thần. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng việc duy trì thói quen vận động đều đặn còn mang lại một “tác dụng phụ” tuyệt vời: làn da sáng khỏe, tươi tắn từ bên trong. Vậy cơ chế nào khiến việc vận động giúp cải thiện làn da? Hãy cùng tìm hiểu.
  • Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

    Matcha và nguy cơ thiếu máu: Sự thật cần biết trước khi uống mỗi ngày

    Matcha – loại bột trà xanh nổi tiếng của Nhật Bản – từ lâu đã được yêu thích nhờ hương vị đặc trưng và các lợi ích sức khỏe như chống oxy hóa, tăng cường năng lượng và hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số lo ngại rằng việc tiêu thụ matcha quá thường xuyên có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Liệu điều này có cơ sở khoa học?
  • Lối đi riêng cho người dễ béo: Mẹo giảm cân khoa học an toàn

    Lối đi riêng cho người dễ béo: Mẹo giảm cân khoa học an toàn

    Giảm cân vốn đã là một hành trình gian nan, nhưng với những người có cơ địa dễ tăng cân – hay còn gọi là “dễ hấp thu, khó tiêu hao” – thì cuộc chiến với cân nặng càng trở nên cam go hơn. Tuy nhiên, với những chiến lược khoa học và kỷ luật hợp lý, bạn hoàn toàn có thể làm chủ vóc dáng của mình.Dưới đây là một số mẹo giảm cân hiệu quả dành riêng cho người có cơ địa dễ tăng cân:
  • Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Thức uống rẻ tiền nhưng lợi hại: Nước dừa và loạt công dụng ít ai ngờ

    Trong những ngày hè oi bức hoặc sau một buổi vận động mệt nhoài, một ly nước dừa mát lạnh có thể khiến bạn lập tức thấy khỏe khoắn và tỉnh táo hơn. Nhưng ít ai biết rằng, nước dừa không chỉ là thức uống giải khát thông thường, mà còn là một "thức uống tự nhiên kỳ diệu" nhờ hàm lượng dinh dưỡng đa dạng và lợi ích sức khỏe mà nó mang lại.
  • Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Nên làm gì để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm ?

    Khi bị cúm, cơ thể cần năng lượng để chiến đấu với virus.Vậy nên,để cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị cúm, bạn có thể làm những việc sau:
  • Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Đừng uống nước dứa tùy tiện! Đây là thời điểm tốt nhất theo chuyên gia dinh dưỡng

    Dứa (hay còn gọi là thơm, khóm) không chỉ là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn là “kho dinh dưỡng” tự nhiên với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Uống nước dứa mang lại nhiều công dụng như tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da và kháng viêm. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi ích này, việc lựa chọn thời điểm uống nước dứa rất quan trọng.