7 tư thế giảm đau nhanh khi chuyển dạ, dễ sinh cho các mẹ tham khảo

Trong thời gian chờ sinh, mẹ nên áp dụng tư thế giảm đau khi chuyển dạ để mẹ bầu ít đau đơn hơn, thậm chí hỗ trợ quá trình sinh diễn ra nhanh chóng.

Mẹ hãy tham khảo 7 tư thế giảm đau nhanh khi chuyển dạ dưới đây của Bau.vn nhé!

1. Tư thế giảm đau khi chuyển dạ- Dựa vào vai chồng

Tư thế này rất thích hợp với mẹ bầu đang đau đớn vì cơn chuyển dạ, mẹ có thể bám vào vật cứng cố định, tư thế thẳng. Hoặc tốt nhất hãy bám vào chồng và đứng thẳng để giảm cường độ cơn gò, giúp mẹ bớt đau hơn.

tu the giam dau khi chuyen da

Khi đứng vững ở tư thế này, mẹ có thể đung đưa nhẹ nhàng cùng chồng như khiêu vũ và nhờ chồng xoa bóp phần lưng nhẹ nhàng.

2. Ngồi trên ghế và gác thẳng 1 chân

Tư thế này giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn, mẹ bầu cần chuẩn bị một chiếc ghế tự và một chiếc ghế nhỏ. Sau đó, ngồi thẳng lên ghế tựa, một chân gác lên ghế còn lại. Tư thế này giúp cho máu ở chân lưu thông tốt hơn và giảm được cảm giác khó chịu.

tu the giam dau khi chuyen da

3. Tư thế ngồi ôm thành ghế

Sử dụng một chiếc ghế tựa chắc chắn, sau đó hãy ngồi lên chiếc ghế và quay lưng ra ngoài, ngực hướng vào thành ghế. Tiếp theo, hãy nhờ ai đó massage vùng thắt lưng và lưng để giảm đau. Các mẹ chú ý không để chèn ép bụng vào phần ghế tựa vì sẽ làm đau bụng.

tu the giam dau khi chuyen da

4. Tư thế giảm đau khi chuyển dạ- Ôm trái bóng lớn

Trái bóng lớn, mềm tác động vào phần bụng để giảm các cơn đau nhanh chóng. Mẹ bầu ngồi ở động tác quỳ, hai chân dang ra hai bên, tay vắt quá trái bóng, đầu cúi và bụng tì vào bóng. Với tư thế này, phần lưng được thư giãn, đôi tay nghỉ ngơi và làm cho mẹ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

tu the giam dau khi chuyen da

5. Tư thế giảm đau khi chuyển dạ- Tư thế bò

Có thể thực hiện tư thế này trên sàn nhà có trải thảm hoặc trên giường đệm. Tư thế này sẽ giúp cho thai nhi được tiếp thêm nhiều oxy trong quá trình mẹ lâm bồn. Nhờ vậy, người mẹ cũng giảm các cơn đau chuyển dạ và đảm bảo an toàn cho thai nhi.

6. Nằm nghiêng bên trái

Nếu mẹ bầu đang đau đơn vì các cơn gò chuyển dạ, hãy nằm nghiêng sang bên trái. Đây là tư thế cung cấp oxy cho thai nhi tốt nhất và giúp mẹ giảm đau hiệu quả. Đây cũng là tư thế được bác sĩ khuyên nằm thường xuyên trong quá trình mang thai, vì thai nhi được nhận đủ oxy, ít ây áp lực lên các cơ quan của mẹ.

7. Tư thế ngồi xổm

Đây là tư thế giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn vì chúng giảm các cơn gò. Mặc dù tư thế này được khuyến cáo không nên thực hiện nhiều trong quá trình mang thai, nhưng khi chuyển dạ gần sinh thì mẹ bầu hoàn toàn có thể áp dụng. Ngồi xổm giúp khung xương chậu mở rộng và em bé dễ dàng chào đời hơn.

Khi chuyển dạ, ngoài áp dụng 7 tư thế trê, trước 1 tuần sau sinh mẹ nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan không nên lo lắng quá mức. Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, rau củ trái cây và bổ sung nước ối nếu thiếu. Ngoài ra, nên tránh thức khuya, sử dụng chất kích thích để tránh ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sức khỏe của mẹ và bé.

 

Nguồn : bau.vn

  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.