Mẹ bầu hay khóc khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Các bác sỹ cảnh báo rằng mẹ bầu hay khóc không hề tốt chút nào. Sự nhạy cảm trong cảm xúc của mẹ bầu sẽ để lại vô số ảnh hưởng và tác hại đến có thai nhi.

Tâm lý của mẹ bầu trong thai kỳ rất quan trọng, mẹ bầu hay khóc nhiều không tốt cho sự phát triển của thai nhi và gia tăng căng thẳng đối với bản thân. Dưới đây, là những điều mẹ bầu cần biết về việc khóc khi mang thai, cũng như một vài lời khuyên để giảm bớt những thay đổi tâm trạng phiền muộn.

Nguyên nhân khiến mẹ khóc nhiều khi mang thai

mẹ bầu hay khóc

1. Sự thay đổi nội tiết tố thai kỳ là lý do khiến mẹ bầu hay khóc

Đây là thủ phạm chính chịu trách nhiệm trong việc khơi dậy cảm xúc mãnh liệt ở thai phụ. Theo đó, nồng độ progesterone tăng cao vào hai tháng cuối thai kỳ là nguyên nhân khiến bà bầu nhạy cảm và hay nghĩ ngợi nhiều nên dễ bật khóc.

2. Căng thẳng khi mang thai

Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, người mẹ phải trải qua nhiều cảm xúc lẫn lộn từ cảm giác tủi thân, phiền muộn đến lo lắng. Đây là yếu tố khó tránh khỏi khi mang thai. Việc bà bầu thường xuyên căng thẳng dễ kích hoạt các phản ứng viêm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

3. Mặc cảm về bản thân

Những mặc cảm về sự thay đổi về làn da, vóc dáng cũng là nguyên nhân dẫn đến mẹ khóc nhiều khi mang thai.

4. Mẹ bầu hay khóc do lo lắng cho con

Nỗi lo lắng về các bất thường trong thai kỳ như nước ối không trong hoặc tình trạng sức khỏe của thai nhi… Điều này làm tăng thêm sự lo lắng và bất an với các mẹ, khiến bà bầu hay khóc do cảm thấy bất lực về tình trạng ảnh hưởng tới con.

Mẹ bầu hay khóc có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hầu hết thai phụ nhận thấy mình có thể dễ khóc vào giai đoạn đầu và giữa thai kỳ. Nhìn chung, nếu thỉnh thoảng bật khóc thì mẹ không phải lo lắng nhiều, nhưng khi tình trạng này xuất hiện liên tục thì thai nhi có thể đối mặt với những vấn đề sau:

1. Mẹ bầu hay khóc khiến thai nhi kém phát triển

Mẹ bầu hay khóc khiến thai nhi kém phát triển

Bà bầu hay khóc ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Theo thống kê , tỉ lệ em bé sinh ra bị nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng… ở các mẹ hay khóc cao hơn nhiều lần so với các mẹ bình thường. Các mẹ khóc nhiều việc truyền oxy tới thai nhi sẽ kém và chậm hơn. Khi đó thai nhi sẽ không được nhận đủ lượng oxy cần thiết để phát triển.

2. Trẻ dễ tự kỷ hoặc tăng động

Trẻ dễ tự kỷ hoặc tăng động

Việc mẹ bầu khóc nhiều khi mang thai vô tình khiến cho thai nhi trong bụng cảm giác bị cô lập. Từ đó, trẻ dễ bị kích động và thường có những phản ứng thái quá trước lời nói từ mọi người xung quanh.

3. Mẹ bầu hay khóc làm ảnh hưởng đến tính cách của trẻ sau này

Mẹ bầu hay khóc làm ảnh hưởng đến tính cách của trẻ sau này

Mẹ và bé có mối liên hệ mật thiết, khi mẹ bầu hay khóc thì bé không chỉ bị ảnh hưởng khi còn nằm trong bụng mẹ mà cả sau này khi bé sinh ra. Bé con của bà mẹ hay khóc thường có sức khỏe yếu, hay quấy khóc, chán ăn, sức đề kháng kém.

Không chỉ vậy tính cách của bé cũng bị ảnh hưởng. Bé dễ có tính cách nhút nhát, ngại tiếp xúc với thế giới bên ngoài và cũng yếu đuối dễ khóc.

4. Khả năng ngôn ngữ của trẻ kém

Khả năng ngôn ngữ của trẻ kém

Theo các nghiên cứu được tiến hành, 15% trẻ em có mẹ gặp phải các vấn đề tâm lý khi mang thai sẽ chậm nói, khả năng ngôn ngữ kém. Tỷ lệ này tăng hơn nếu mẹ từng bị trầm cảm trong quá trình mang thai.

Giải pháp dành cho các bà bầu hay khóc

Giải pháp dành cho các bà bầu hay khóc

1. Thường xuyên trò chuyện, tâm sự với bà bầu

Điều cần thiết nhất là người mẹ tìm được chốn để trải lòng, chia sẻ những khó khăn mình phải trải qua và tiếp nhận những lời khuyên có ích. Những người được mẹ bầu tin tưởng cần lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra những lời khuyên có ích. Không nên đưa ra các giải pháp có tính tiêu cực.

2. Nghỉ ngơi nhiều

Trong thời gian mang thai, bà bầu cần được nghỉ ngơi thật nhiều, đầu óc cần được thư giãn và cũng cần khoảng trống để có thể thay đổi cách suy nghĩ của bản thân.

3. Suy nghĩ tích cực

Điều quan trọng nhất khi cố gắng khắc phục chứng “mẹ bầu hay khóc” là cố gắng để bản thân suy nghĩ tích cực hơn, sống lạc quan và ngừng suy nghĩ phức tạp. Hãy tham gia những nhóm, group về những bà mẹ đang mang thai để trao đổi với nhau nhiều hơn, hiểu về quá trình biến đổi tâm sinh lý của bản thân.

4. Bổ sung dưỡng chất

Dinh dưỡng cho bà bầu rất quan trọng, bởi bà bầu không chỉ ăn cho mình mà còn để nuôi dưỡng thai nhi trong bụng nữa. Việc xây dựng một chế độ ăn phù hợp, khoa học không những bổ sung chất dinh dưỡng mà cảm xúc của các mẹ cũng tốt hơn nhiều.

Nguồn : bau.vn