Tổng hợp những cách biến tấu cháo gà cho bé không nhàm chán, dễ làm cho mẹ bận bịu

Cháo gà cho bé được xem là món ăn lý tưởng vì chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bé dễ ăn. mẹ dễ chế biến. Tuy nhiên hãy thử biến tấu thêm các món từ cháo gà để đổi mới thực đơn cho bé.

Ngoài cháo yến mạch bổ dưỡng, các mẹ có thể đổi bữa bằng cháo gà cho bé. Cháo gà lành lính, không lo bé bị dị ứng hay tiêu chảy khi ăn.

Cháo gà cho bé bổ dưỡng như thế nào?

Trong thịt gà có chứa nhiều kẽm, sắt, axit béo, những chất này không thể bổ sung nếu chỉ ăn rau củ. Ngoài ra, trong thịt gà có chứa phospho, một chất cần thiết cho sự phát triển của xương, răng và sự trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch. Tryptophan (một loại axit amin) có trong thịt gà giúp mang lại giấc ngủ ngon cho trẻ.

Khi cho trẻ ăn thịt gà, phần thịt cánh gà bỏ da là lựa chọn tối ưu cho trẻ. Phần thịt đù có chứa hàm lượng kẽm gấp 2 lần, nên các mẹ đừng quên cho bé ăn cả thịt đùi.

Chúng ta không thể nấu cháo gà cho bé mà không kết hợp với các loại rau củ. Cùng xem cháo gà có thể chế biến cùng loại rau củ nào nhé!

  • Kết hợp với các loại rau như súp lơ xanh, súp lơ trắng, rau ngót, rau dền, rau lang…
  • Các loại củ: cà rốt, khoai tây, bí đỏ, khoai lang, bí xanh, cà tím…
  • Các loại quả: lê, táo, nho, xoài, đào, đu đủ…
  • Các loại hạt: đỗ đen, đỗ xanh, hạt sen, đậu đỏ…

Các món cháo gà cho bé dễ thực hiện

1. Cháo thịt gà nấu cà rốt

Cà rốt là loại thực phẩm tốt cho trẻ, có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, có vitamin A tốt cho mắt. Chính vì thế món ăn này giúp tăng cường sức khỏe cho đôi mắt, giúp xương chắc khỏe.

chao ga cho be

Cách làm

Bước 1: Cà rốt thái hạt lựu đối với trẻ trên 1 tuổi, còn nếu bạn nấu ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi thì thái miếng nhỏ, sau đó đem đi hấp.

Bước 2: Nấu cháo trắng, sau đó cho cà rốt thái hạt lựu và thịt gà thái miếng vào. Đun đến khi thịt gà và cà rốt nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Nếu bạn nấu cháo ăn dặm, sau khi cà rốt hấp chín, cho vào máy xay sinh tố cùng thịt gà xay nhuyễn. Tiếp đến, đợi cháo chín, cho hỗn hợp vừa xay vào khuấy đều 3-5 phút, nêm thêm 1 chút gia vị ăn dặm cho bé.

2. Cháo gà cho bé- Cháo gà hạt sen

Bước 1: Ngâm hạt sen trước 2 tiếng hoặc có thể ngâm từ đêm hôm trước. Nếu chưa nấu cháo, có thể cho hạt sen và gạo vào cùng nấu để hạt sen được chín mềm. Nếu đã có cháo sẵn, các mẹ cho hạt sen và thịt gà ninh đến khi mềm thì vớt vào nồi cháo.

Bước 2: Gà chín gỡ thịt và băm nhỏ cùng hạt sen.

Bước 3: Bắc nồi cháo đến khi sôi lăn tăn thì cho thịt gà và hạt sen vào đảo đều. Nêm nếm gia vị và chút dầu ăn của bé để món ăn đậm đà hơn, đun sôi trong vòng 5 phút.

chao ga cho be

3. Cháo gà phomai cho bé

Món cháo này vô cùng đơn giản, chỉ cần 2 nguyên liệu là thịt gà và phomai.

Cách làm 

Bước 1: Thit gà lọc xương và ga , lấy phần nạc băm nhỏ cho vào nồi cháo.

Bước 2: Khi thịt gà trong cháo chín, mẹ thả 1 lát phomai vào, khuấy đều rồi tắt bếp.

Bước 3: Nêm thêm 1 chút dầu ăn dinh dưỡng của bé để món cháo cân bằng vị.

chao ga cho be

4. Cháo gà cho bé nấu cùng táo tây

Thường ngày, các mẹ hay nấu cháo cùng với các loại rau củ quen thuộc, vậy thì hãy đổi món bằng các loại quả xem sao nhé! Táo là loại quả giàu vitamin, có nhiều chất xơ, chống oxy hóa cao.  Ăn táo giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi ở đường ruột, tăng sức đề kháng.

Bước 1: Táo bỏ vỏ, thái thành từng miếng nhỏ sau đó cho vào máy xay nhuyễn cùng với thịt gà.

Bước 2: Cháo sôi lăn tăn thì cho hỗn hợp vừa xay vào đảo cùng đến khi chín, nêm với 1 chút hạt nêm và dầu ăn của trẻ.

5. Cháo thịt gà nấu cùng nấm

Các mẹ có thể dùng các loại nấm như nấm hương, nấm rơm để chế biến cùng cháo. Nấm là một loại thực phẩm giàu vitamin D tự nhiên, các khoáng chất như kẽm, selen và vitamin tan trong nước (vitamin B, vitamin C)…Sử dụng nấm hợp lý sẽ có tác dụng tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Cách làm 

Bước 1: Băm nhỏ nấm hương hoặc nấm rơm cùng thịt gà.

Bước 2: Cho hỗn hợp vừa băm vào khuấy đều cùng cháo, thêm 1 chút dầu ăn sau đó đợi các nguyên liệu chín thì tắt bếp.

Những loại rau không nên kết hợp để nấu chào gà cho bé

Cháo gà tuy chế biến được cùng nhiều loại rau, củ, quả. Tuy nhiên, cũng có 1 số loại được coi là đại kỵ khi nấu cùng cháo gà cho bé.

  • Rau răm: Nấu cháo gà chung với rau răm sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bé
  • Rau cải: Theo Đông y, thịt gà có tính ngọt, rau cải có tính hàn, khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên sự giao tranh hàn nhiệt trong cơ thể. Từ đó, gây tổn thương khí huyết và đe dọa đến sức khỏe của trẻ.
  • Rau kinh giới: Khi kết hợp thịt gà với rau này có thể khiến bé ù tai, chóng mặt, người run, cảm giác ngứa ngáy ở đầu.

Nhận biết trẻ dị ứng thịt gà

Mặc dù thịt gà là thực phẩm lành tính, nhưng hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên nhiều khi vẫn có trường hợp dị ứng với thịt gà. Đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng thịt gà:

1. Mặt và cổ họng bị sưng

Sau ăn mặt bé có thể bị sưng lên đặc biệt là ở phần quanh mí mắt, mũi và cổ họng. Trong trường hợp dị ứng nặng bé có thể không mở được mắt hoặc có thể khó thở.

2. Bé bị đau bụng

Bé đau bụng dữ dội kèm theo tiêu chảy và nôn mửa. Điều này dẫn đến cơ thể mệt mỏi, không muốn chơi và bỏ ăn

3. Người nổi mề đay hoặc phát ban

Người bé bắt đầu xuất hiện các mụn đỏ li ti xuất hiện khắp cơ thể.

Nếu người bé có những triệu chứng này sau khi ăn thịt gà, mẹ hãy đưa bé đến ngay bệnh viện để thăm khám nhé!

Cháo gà cho bé là món ăn bổ dưỡng, dễ làm và hầu như lành tính với trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng, lý tưởng nhất chỉ nên cho bé ăn từ 2-3 bữa 1 tuần.

Nguồn : bau.vn

  • Giải mã “đốt 3 tuổi”: Vì sao trẻ hay ốm vặt, khó nuôi trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi?

    Giải mã “đốt 3 tuổi”: Vì sao trẻ hay ốm vặt, khó nuôi trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi?

    “Đốt 3 tuổi” là cách gọi dân gian chỉ giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ, thường kéo dài từ khi con được khoảng 6 tháng tuổi cho đến mốc 3 tuổi. Đây là thời kỳ cơ thể và trí não trẻ phát triển vượt bậc, nhưng cũng là lúc sức đề kháng chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa nhạy cảm và tâm sinh lý có nhiều biến động. Chính vì vậy, không ít cha mẹ gặp phải tình huống con thường xuyên ốm vặt, biếng ăn, quấy khóc, thậm chí khó chăm sóc hơn hẳn các giai đoạn khác.
  • Trẻ khỏe, thông minh nhờ 7 thực phẩm đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

    Trẻ khỏe, thông minh nhờ 7 thực phẩm đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

    Dinh dưỡng đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia nhi khoa, một chế độ ăn khoa học – đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ tăng trưởng tốt, tăng sức đề kháng và hạn chế nguy cơ ốm vặt. Trong số đó, có 7 loại thực phẩm được ví như “vàng dinh dưỡng” mà cha mẹ nên bổ sung thường xuyên vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.
  • Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Còi xương là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ là yếu tố then chốt để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho cha mẹ trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còi xương.
  • Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Ngoài việc tuân thủ điều trị và chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là 4 lưu ý cha mẹ nên ghi nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị sởi.
  • Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trong bối cảnh ngày càng nhiều gia đình theo đuổi lối sống xanh, bền vững và nhân đạo, việc cho trẻ ăn chay từ nhỏ đang trở thành một xu hướng được quan tâm. Tuy nhiên, giữa những lời khen ngợi và cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn: liệu một chế độ ăn chay có thực sự phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí tuệ?
  • Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi còn non yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay dị ứng thực phẩm… cũng là nguyên nhân quan trọng dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa, uống sữa phù hợp với độ tuổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… là những sai lầm thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa phần trẻ […]