Sự quan trọng của DHA và bổ sung DHA cho bà bầu vào tháng thứ mấy thai kỳ là tốt nhất?

Bổ sung DHA cho bà bầu là điều cần thiết trong thai kỳ để giúp mẹ khỏe con khôn, DHA có vai trò phát triển não bộ và thị lực của trẻ tốt hơn.

Bên cạnh việc phát triển thai nhi, bổ sung DHA cho bà bầu giúp cơ thể sản phụ giảm thiểu các bệnh. Vậy nên bổ sung DHA từ tháng thứ mấy là phù hợp nhất? Cùng Bau.vn tìm hiểu bài viết để không bỏ lỡ chất quan trọng này cho cơ thể.

DHA có tác dụng gì với mẹ bầu?

DHA (Docosahexaenoic Acid) là một loại axit béo không no, chiếm tỉ lệ lớn trong chất xám của não bộ và chiếm 60% trong võng mạc. Đây là dưỡng chất cần thiết cho hình thành não bộ và thị giác của trẻ từ khi trong bụng mẹ đến hai năm đầu đời.

bo sung dha cho ba bau

Não bộ của thai nhi được hình thành và phát triển bắt đầu từ những tuần đầu tiên trong bụng mẹ. Bé bắt đầu hình thành thị giác và thính giác, cảm nhận được ánh sáng bên ngoài, nghe được giọn nói và tiếp nhận thông tin từ tuần thứ 13 đến tuần 24. Đến gần ngày sinh, kích thước não bộ của em bé bằng 1/4 so với người trưởng thành. Một vài nghiên cứu cho thấy, DHA chiếm tỉ lệ cao tỏng tổ chức thần kinh và võng mạc. Bởi vậy, thiếu hụt DHA ảnh hưởng không ít đến sự phát triển này.

Ngoài đóng vai trò phát triển não bộ và thị giác, DHA còn giúp trẻ sơ sinh phát triển về cân nặng, giúp cân nặng được duy trì ổn định trong suốt thai kỳ.

Không bổ sung DHA cho bà bầu có được không?

Trong suốt quá trình mang thai, nếu không bổ sung DHA cho bà bầu sẽ có tác động rất lớn đến thai nhi, sự thông minh của trẻ, khả năng kiểm soát hành vi…

1. Với thai nhi

Đối với thai nhi, việc mẹ thiếu hụt DHA sẽ làm giảm số lượng và chất lượng tế bào hồng câu. Từ đó, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và oxy để phát triển toàn diện cho bào thai. Trong đó, hệ thần kinh trung ương và võng mạc mắt chịu tác động lớn nhất, hạn chế độ thông minh, khả năng học tập và ghi nhớ, giảm thị lực của trẻ so với mức tiêu chuẩn.

bo sung dha cho ba bau

2. Với mẹ bầu

Đối với mẹ bầu, thiếu DHA gây ảnh hưởng đến cả sản phụ và thai nhi. Mẹ bầu có nguy cơ đối diện với sinh non, tiền sản giật, tệ hại hơn là chứng trầm cảm sau sinh. Về sau chịu ảnh hưởng của các vấn đề mãn kinh, loãng xương, các bệnh lý tim mạch…

Những tác động trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển não bộ của trẻ và sức khỏe của mẹ, khiến DHA trở thành dưỡng chất không thể thiếu và cần được bổ sung trong thai kỳ.

Nên bổ sung DHA cho bà bầu vào tháng thứ mấy?

Qúa trình phát triển trí não của trẻ được hình thành từ rất sớm. Thế nhưng, bắt đầu từ tháng thứ 3, một số chức năng của thính giác, thị giác phát triển mạnh nên giai đoạn này bổ sung DHA là cần thiết nhất.

Đến thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, mẹ cũng cần chú ý bổ sung DHA để bé hoàn thành việc phát triển não bộ, thị giác và có sức khỏe để chuẩn bị chào đời.

Nhu cầu DHA trong thai kỳ theo giai đoạn

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và bác sĩ, trong mỗi giai đoạn của thai kỳ có nhu cầu DHA khác nhau, nhưng trong khoảng 100-200mg DHA mỗi ngày.

1. Tam cá nguyệt thứ nhất

Cần chú trọng việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đa dạng nguồn dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ sảy thai. Giai đoạn này, mẹ có thể bổ sung DHA từ các thực phẩm tự nhiên, ăn uống hàng ngày.

bo sung dha cho ba bau

2. Tam cá nguyệt thứ hai

Đây là giai đoạn cần tăng tốc và bổ sung DHA nhất cho cơ thể. Vì 3 tháng này não của thai nhi phát triển mạnh mẽ, liên tục với hơn 250.000 tế bào thần kinh hình thành trong một phút. Bởi vậy, DHA đóng vai trò trong việc cung cấp độ lỏng cho màng tế bào, tăng khả năng trao đổi chất, thông tin giữa các tế bào thần kinh.

3. Tam cá nguyệt thứ ba 

Giai đoạn này cũng cần bổ sung DHA khá cao vì lúc nào não bộ và các thị giác, thính giác của trẻ đang dần hoàn thiện. Giúp mẹ bầu phòng tránh được sinh non, tiền sản giật và bé phát triển tốt những năm tháng đầu đời.

Việc bổ sung DHA cho bà bầu có thể làm theo 2 cách: bổ sung từ các thực phẩm tự nhiên và viên uống bổ sung DHA. Tùy vào lượng DHA thiếu hụt mà mẹ bầu có cách bổ sung phù hợp. DHA rất quan trọng với mẹ và thai nhi, cần cho sự phát triển của con, vì thế không được bỏ qua DHA nhất là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, 3.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.