Ném răng lên mái nhà là kỷ niệm ấu thơ, nhưng chúng có thật sự đúng khoa học không?

Ném răng lên mái nhà là kỉ niệm ấu thơ của bao người con Việt. Chúng ta luôn tin rằng, việc làm đó sẽ khiến răng mọc lại nhanh chóng. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu cho rằng chúng ta không nên vứt răng sữa của trẻ.

Ngày bé, mỗi người trong chúng ta đều tin rằng ném răng lên mái nhà để đổi lấy chiếc răng mới. Niềm tin hình thành qua năm tháng và trở thành thói quen tâm linh. Tuy nhiên, răng sữa có nhiều tế bào gốc tuyệt duyệt có thể cứu mạng con lúc cần thiết.

1. Ném răng lên mái nhà có ý nghĩa gì?

Niềm tin dân gian được truyền nhau qua năm tháng rằng, mỗi khi gãy răng cần phải vứt răng lên mái nhà. Sau đó, sẽ được trả lại chiếc răng mới, nếu không sẽ mãi không mọc được nữa.

vut rang len mai nha

Mỗi khi gãy răng cần được ném lên mái nhà và đọc 1 vài câu đồng dao, có như thế răng mới mọc lại đẹp như răng cũ. Mỗi vùng quê, sẽ có chút khác biệt về câu đồng dao nhưng tất cả đều có ý nghĩa là răng rụng sẽ được chuột tha đi và đổi lại một chiếc mới.

Một số nước ở phương Tây cho rằng, rụng răng nên đặt xuống dưới gối để bà tiên mang đi. Các nước Đông Âu quan niệm rằng, nên cho răng cũ vào chiếc cốc và giấu kỹ để bà tiên mang chúng đi.

nem rang len mai nha

Người Malaysia chôn những chiếc răng sữa của con xuống đất và quan niệm đó là một phần cơ thể, phải trở về với đất. Trong khi đó, người Thổ Nhĩ Kỳ dùng răng sữa đã rụng để thể hiện mong ước sau này của con. Ví dụ, nếu mong muốn sau này con trở thành bác sĩ, họ sẽ mang chiếc răng đó chôn gần bệnh viện.

2. Có nên vứt răng sữa của con đi không?

Mặc dù quan niệm tâm linh cho rằng việc vứt răng lên mái nhà hay chôn răng… mang lại may mắn cho con. Thế nhưng, theo các bác sĩ răng sữa có chứa tế bào gốc có thể cứu mạng bé lúc nguy hiểm.

Một đưá trẻ ở độ tuổi thay răng sẽ có 20 chiếc răng sữa nhưng chỉ có 12 chiếc có chứa tế bào gốc. Ở nước ngoài, nhiều cha mẹ đã bỏ ra số tiền rất lớn để lưu trữ máu cuống rốn và răng của trẻ.

vut rang len mai nha

Mục đích của việc bảo quản các tế bào gốc là bởi chúng có vai trò quan trọng. Có thể cứu một đứa trẻ khỏi căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, bệnh tim, chấn thương tủy sống…

Năm 2003, công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Songtao Shi đã chỉ ra có khoảng 10 đến 20 tế bào gốc có giá trị trong chiếc răng sữa. Nếu có thể thực hiện lưu trữ đúng quy chuẩn, các tế bào gốc có thể sống được khoản 20 năm. Ngoài ra, các tế bào này trong răng sữa là tế bào gốc sinh nở nhanh và mạnh trong cơ thể người, được sử dụng để góp phần điều trị bệnh hiểm nghèo.

Ngoài việc không nên tự nhổ răng sữa cho con, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên tự nhổ răng tại nhà cho bé. Bởi chỉ cần sơ suất nhỏ cũng gây hại cho trẻ, vậy nên để đảm bảo an toàn nên đưa trẻ tới gặp nha sĩ.

 

Nguồn : bau.vn