Xử lý vấn đề là khả năng xử lý và đưa ra quyết định khi gặp những tình huống bất ngờ ngoài ý muốn. Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng có ứng dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của bạn.
8 cách xử lý vấn đề của người thông minh
1. Bình tĩnh
Nói cho cùng, không ai có thể vui vẻ khi bị vấp ngã đến “đầu rơi máu chảy” cả. Dù không thể làm được như vậy nhưng ít nhất bạn hãy giữ được bình tĩnh. Bình tĩnh đối đáp lại mọi việc, bình tĩnh vượt qua hết thảy. Khi mất bình tĩnh người ta sẽ có xu hướng nói càng nhiều, càng to (trường hợp đang tức giận), hoặc run rẩy, lắp bắp không thành lời (lúc lo lắng, sợ hãi)…Dù là hành động hay phản ứng như thế nào thì chúng đều phát triển theo xu hướng tiêu cực thái quá. Và tất nhiên, điều đầu tiên để ngắt kết nối bản thân với sự mất bình tĩnh chính là im lặng và điều hòa nhịp thở.
2. Xử lý vấn đề bằng cách im lặng
Đôi khi bạn bị người khác hiểu lầm, bạn không muốn tranh luận nên quyết định im lặng. Không cần tất cả mọi người phải hiểu bạn, bạn cũng không cần giải thích cho tất cả mọi người đều biết. Chỉ cần bạn luôn là chính bạn là được rồi.
Sự im lặng khiến người khác kính nể và tôn trọng nhưng cũng nhiều lần chính nó đã tiếp tay cho những tội ác. Tuy không thực hiện nhưng im lặng, phớt lờ lại là một lời cổ vũ cho những điều xấu xa. Vì vậy hãy im lặng đúng lúc và lên tiếng khi cần.
3. Uyển chuyển
Khi nảy sinh bất đồng quan điểm ý kiến với người khác, thậm chí là xung đột trong lời nói, bạn nên ra ngoài hít thở không khí trong lành tạm xa cuộc xung đột với những người đối diện. Đôi khi bạn phải học cách nhún nhường, bởi vì điều đó có thể giúp bạn khiêm tốn hơn. Khi cơ thể làm việc cũng là lúc tâm trí bạn chà bóng dòng suy nghĩ đã khiến bản thân thấy tức giận.
4. Không được suy nghĩ nhiều
Suy nghĩ có nghĩa là mình sẽ tư duy về một vấn đề nào đó và khi nói đến suy nghĩ là nói đến một hoạt động của não bộ ở một thời điểm nào đó. Suy nghĩ thái quá và không ngừng về một vấn đề một sự việc nhưng theo hướng tiêu cực, bi quan và suy nghĩ “không thoáng” có thể coi là bệnh suy nghĩ quá nhiều. Căn bệnh này có thể gây ra các ảnh hưởng không tốt đến tư duy mục đích sống, hành động (nếu có), và cả sức khỏe, tinh thần của con người.
5. Xử lý vấn đề bằng cách nỗ lực
Nổ lực được xem là một động từ chỉ sự cố gắng, siêng năng, chăm chỉ rất nhiều lần so với những gì mà bạn hiện đang có. Bạn cho mình một kế hoạch và bản thân bạn phải hoàn thành kế hoạch đó. Bạn phải cố gắng nếu chưa thành công ít ra bạn cũng đã có khoảnh khắc đẹp khi nỗ lực hết mình.
6. Đơn giản hoá mọi việc
Đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống thực sự mệt mỏi, ngột ngạt, thậm chí không thể bước đi được nữa. Mệt mỏi vì cơm áo, gạo tiền, vì những mối quan hệ xung quanh. Tự chúng ta làm cho cuộc sống của chính mình trở nên phức tạp. Hãy suy nghĩ thoáng ra một chút để rồi sẽ nhận rằng: Cuộc đời này, sống đơn giản bao nhiêu thì lòng sẽ hạnh phúc, thanh thản bấy nhiêu. Hãy sống thật đơn giản để tránh được thị phi của cuộc sống. Có thể đơn thuần coi cuộc đời như một giấc mơ chiêm bao và hãy quyết tâm thực hiện giấc mơ đó.
7. Tĩnh lặng
Sự tĩnh lặng chính là bản chất chân thực của bạn. Đó chính là không gian ở trong bạn, là khả năng nhận thức từ đó những chữ trên trang giấy này được tạo thành khái niệm và trở thành những ý nghĩ ở trong đầu bạn. Trời sinh vạn vật, trời dưỡng vạn vật. Kỳ thực hết thảy đều không cần lo lắng. Việc bạn cần chính là hãy sống thật tốt để không phải hối tiếc về điều gì trong quá khứ.
8. Phá cách
Chỉ là thỉnh thoảng, không phải lúc nào cũng như vậy. Trong cuộc sống không nên tự trói buộc mình vào bất kỳ một cái khung nào. Hãy để bản thân thật thoải mái trong mọi trường hợp để sống đúng với bản thân là liên tục làm mới mẻ bản thân đó mới là sống đúng cách.
Nguồn : bau.vn