Trẻ nhỏ bị rụng tóc có phải do còi xương không? Đâu là cách khắc phục?

Nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng khi con mình bị rụng tóc nhưng không biết nguyên nhân do đâu? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Nhiều bậc phụ huynh lo sợ rằng việc trẻ bị rụng tóc có liên quan đến vấn đề còi xương. Để giải đáp được thắc mắc này, hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây của Bau.vn nhé!

Nguyên nhân rụng tóc ở trẻ? Liệu có phải do còi xương không?

Trên thực tế, sự sụt giảm hóc môn ngay từ khi trẻ mới sinh ra cũng rất có thể là nguyên nhân dẫn tới rụng tóc ở trẻ nhỏ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm rụng tóc của các bà mẹ sau khi sinh.

Ngoài ra, tư thế nằm ngủ cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự rụng tóc ở trẻ. Nếu cha mẹ chỉ để trẻ nằm mãi ở một tư thế và không thay đổi thì tóc ở khu vực đó của trẻ có thể rụng nhiều hơn. Ví dụ như chỉ để trẻ nằm ngửa thì phần tóc ở khu vực phần gáy của trẻ sẽ rụng nhiều hơn các khu vực khác. Bên cạnh đó, tóc cũng có thể rụng thành mảng nếu trẻ hay ngọ ngoạy, cọ đầu vào đệm.

Chu kỳ mọc tóc ở trẻ

Chu kỳ mọc tóc ở trẻ trải qua 2 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn mọc tóc của trẻ kéo dài khoảng 3 năm.
  • Giai đoạn nghỉ ngơi (mọc tóc) kéo dài 3 tháng. Tuy nhiên, thời giản này có thể dao động từ 1 – 6 tháng.

Trong giai đoạn nghỉ ngơi, sợi tóc vẫn nằm trong nang tóc cho tới khi tóc mới bắt đầu mọc. Tại bất cứ thời điểm nào, khoảng 5 – 15% tóc trên da đầu thường ở thời kỳ nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, khi căng thẳng, sốt cao hay có sự thay đổi về hóc môn. Khi đó, một lượng lớn tóc có thể ngừng phát triển ngay lập tức và bắt đầu chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi. Sau khoảng 3 tháng, khi tóc bước vào giai đoạn phát triển mới, tóc cũ mới bắt đầu rụng.

Cha mẹ cần phải làm gì?

Đối với những trẻ rụng tóc do thay đổi hóc môn, cha mẹ không thể làm gì khác ngoài đợi tóc mới mọc lên. Nếu do rụng tóc do tư thế nằm, cha mẹ nên cho trẻ ngủ ở nhiều tư thế khác nhau. Ngoài ra, cha mẹ cần tăng cường thời gian cho trẻ nằm sấp và nên tạo thói quen ngay từ khi trẻ mới được sinh ra. Hãy bắt đầu từ 1 – 2 phút rồi tăng dần thời gian hơn theo lứa tuổi.

Cách chăm sóc tóc giúp trẻ dưới 9 tháng tuổi có mái tóc khỏe đẹp

Sau 6 tháng, bé bắt đầu biết tự điều chỉnh tư thế ngủ, không nằm ở tư thế trong suốt đêm nên tình trạng rụng tóc sẽ không còn phổ biến. Sau đây là cách chăm sóc giúp trẻ có mái tóc khỏe đẹp:

  • Cha mẹ có thể sử dụng dầu dừa, chúng có công dụng ngăn ngừa gàu, giúp tóc phát triển do trong dầu dừa có chứa các loại acid béo khác nhau.
  • Cha mẹ nên tránh dùng các hóa chất lên tóc trẻ bằng cách lựa chọn những loại dầu gội phù hợp, an toàn, dịu nhẹ.
  • Xóp bóp, mát xa nhẹ nhàng da dầu cho trẻ giúp lưu thông mạch máu và tăng cường sự phát triển của tóc.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

tre rung toc

Nếu trẻ dưới 9 tháng có những dấu hiệu rụng tóc do bệnh lý, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị rụng tóc tránh những biến chứng gây ảnh hưởng đến khả năng mọc tóc sau này của trẻ. Nếu da đầu tại vùng hói có biểu hiện bất thường như đỏ, bong vảy… có thể trẻ bị nấm bẩm sinh, bệnh ecpet mảng tròn và tình trạng rụng tóc không cải thiện trong vòng 6 tháng.

Một số bệnh lý khác như thiểu năng tuyến giáp, thiểu năng tuyến yên thường gây rụng tóc cả đầu chứ không phải từng mảng. Chính vì vậy, cha mẹ hãy thường xuyên để ý đến con để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu lạ và đưa trẻ đi khám.

Nguồn : bau.vn

  • Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi còn non yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay dị ứng thực phẩm… cũng là nguyên nhân quan trọng dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa, uống sữa phù hợp với độ tuổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… là những sai lầm thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa phần trẻ […]
  • Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng thiếu vitamin A vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức đề kháng của trẻ, cũng như quá trình hồi phục sau sinh của người mẹ. Vậy tại sao vitamin A lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu.
  • 3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện, cung cấp canxi, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bé lại không thích uống sữa vì vị nhạt hoặc ngán ngấy. Làm sao để bé vui vẻ uống đủ sữa mỗi ngày mà không cần ép? Hãy thử ngay 3 tuyệt chiêu “đánh lừa” vị giác dưới đây để bé yêu thích sữa hơn nhé!
  • Con phát triển toàn diện nhờ ăn uống đúng – Cha mẹ đã làm đúng chưa?

    Con phát triển toàn diện nhờ ăn uống đúng – Cha mẹ đã làm đúng chưa?

    Chế độ dinh dưỡng trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thể chất, trí tuệ và thói quen ăn uống lâu dài của trẻ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại với sự bủa vây của thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt và đồ ăn nhanh, nhiều bậc cha mẹ đang gặp khó khăn trong việc xây dựng một thực đơn lành mạnh và cân bằng cho con. Vậy thế nào là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em? Bài viết này sẽ cung cấp những nguyên tắc nền tảng mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Nhân tướng học trẻ em: Nét mặt tiết lộ điều gì về vận mệnh và sức khỏe?

    Nhân tướng học trẻ em: Nét mặt tiết lộ điều gì về vận mệnh và sức khỏe?

    Từ lâu, nhân tướng học phương Đông đã xem khuôn mặt như “tấm bản đồ” phản ánh vận mệnh, tính cách và sức khỏe của một con người. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, một số nét tướng nhất định được cho là có thể hé lộ phần nào về tương lai, sức khỏe và may mắn trong cuộc đời. Tuy không mang tính tiên đoán tuyệt đối, nhưng việc quan sát những đặc điểm này giúp cha mẹ hiểu con hơn và có hướng nuôi dạy phù hợp.Dưới đây là những nét tướng phổ biến thường được nhắc đến trong dân gian và nhân tướng học:
  • Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Sự phát triển toàn diện của trẻ – cả về thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch – phụ thuộc rất lớn vào việc bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng trong giai đoạn vàng từ 0 đến 6 tuổi. Đây là lúc cơ thể trẻ phát triển nhanh nhất, não bộ hình thành mạnh mẽ và cũng là thời kỳ dễ thiếu hụt vi chất nhất nếu không chú ý.Dưới đây là những vi chất quan trọng nhất bố mẹ cần bổ sung hợp lý qua chế độ ăn và/hoặc sản phẩm bổ sung cho trẻ: