Ở nước ta, trẻ béo phì, tăng cân đang có xu hướng tăng nhanh và tốc độ tăng nhanh nhất so với các nước ở Đông Nam Á. Tác hại của béo phì dẫn đến nhiều hệ lụy xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bậc phụ huynh nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để có thể kiểm soát được cân nặng của con.
Trẻ béo phì ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
1. Các bệnh liên quan đến tim mạch
Béo phì làm tăng huyết áp- nguyên ngân hàng đầu gây ra đột quỵ, tử vong. Khi béo phì, thừa cân cholesterol trong máu tăng cao, dẫn đến các bệnh về tim mạch, gây xơ vữa động mạch, gia tăng nguy cơ đột quỵ
Chính vì thế, bố mẹ cần quan sát và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để trẻ tăng cân trong khoảng phù hợp.
2. Trẻ béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Insulin là hormone mang đường từ máu đến các tế bào, sử dụng để cung cấp năng lượng. Nếu cơ thể đề kháng với insulin, đường sẽ không thể các tế bào hấp thụ, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Khi trẻ thừa cân, béo phì sẽ làm cho các tế bào của cơ thể đề kháng với insulin, từ đó dẫn tới nguy cơ tiểu đường.
3. Các bệnh liên quan đến hệ hô hấp
Chất béo tích trữ nhiều trong cơ thể có thể gây ra khó khăn trong việc hô hấp. Khi các mô mỡ dày sẽ làm cho đường thở bé lại, gây ra chứng khó thở vào ban đêm, ngưng thở khi ngủ. Việc ngừng hít thở khi ngủ về lâu dài sẽ gây nguy hại cho cơ thể.
4. Bệnh liên quan đến tiêu hóa
Trẻ béo phì dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày do lượng axit trong dạ dày luôn cho nguy cơ rò rỉ. Khi nạp quá nhiều đường Fuctose và chất tạo ngọt có trong nước có gas, các thực phẩm đóng hộp, ăn sẵn (các thực phẩm gây béo phì) sẽ tạo thành axit béo khi vào cơ thể, gây nên gan nhiễm mỡ.
Trẻ thừa cân và béo phì khác nhau như thế nào?
Thừa cân là tình trạng cân nặng đang vượt quá so với chiều cao hiện tại.
Còn béo phì là hiện tượng mỡ tích tụ nhiều và không bình thường một cách cục bộ ở toàn cơ thể. Béo phí ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, sinh hoạt của con người. Khi đánh giá béo phì cần dựa vào cân nặng và tỷ lệ mỡ thừa trong cơ thể.
Để đánh giá thừa cân hay béo phì người ta dựa vào bảng đánh giá BMI theo từng khu vực. Bảng đánh giá chỉ số BMI của người thừa cân và béo phì ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam như sau:
- Thừa cân: Giá trị BMI ≥ 23
- Tiền béo phì: 23 < BMI < 24,9
- Béo phì mức I: 25 < BMI < 29,9
- Béo phì mức II: BMI ≥ 30,0
Biện pháp phòng tránh trẻ béo phì
Nguyên nhân chính dẫn đến trẻ thừa cân, béo phì là chế độ ăn uống. Bố mẹ nên hạn chế các đồ ăn đóng hộp, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thức uống có gas, kẹo ngọt…
Thay vào đó, hãy xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh, củ quả và nước ép trái cây. Không nên tạo thói quen ăn đêm hay nhịn bữa này ăn bù bữa kia cho trẻ. Rèn luyện trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa để có thể duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải.
Điều quan trọng đó chính là vận động. Các hoạt động thể dục là cách tốt nhất để đốt cháy mỡ thừa, giúp cơ thể khỏe mạnh. Ba mẹ có thể cùng con tập 1 bài tập đơn giản tại nhà hay cùng con chạy bộ, đạp xe.
Kiểm soát cân nặng để con mạnh khỏe là điều vô cùng quan trọng nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng làm được. Vì thế, bạn hãy dành thời gian quan tâm đến con nhiều hơn nhé!
Nguồn : bau.vn