Khi bạn không đo đúng lượng nước của cây cần, sẽ dễ đến tình trạn khô hạn thiếu nước hoặc cây úng nước. Chính vì thế, bài viết này hướng dẫn bạn “cứu” cây khi úng, không chắc chắn 100% các cây của bạn sẽ sống lại, bởi chúng dựa vào nhiều yếu tố. Thế nhưng nó là giải pháp bạn không nên bỏ qua.
Cây bị úng nước sẽ như thế nào?
Đôi lúc bạn không để ý sẽ tưới quá nhiều nước khiến cây không thể trao đổi không khí đúng cách, không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó, cây trải qua quá trình ngạt thở.
Khi cây thừa nước sẽ gây thiếu oxy, sinh ra nấm ảnh hưởng đến rễ cây. Khi cây đã phát hiện các dấu hiệu của bệnh nấm, thì dù cho bạn dùng bao nhiều thuốc diệt nếm cũng không cứu được.
Một số biểu hiện của cây úng nước:
- Không thấy mầm mới xuất hiện, cây yếu ớt dần, phần gốc ở thân thu hẹp lại.
- Lá cây phát triển chậm, xuất hiện màu hơi vàng hoặc ngả nâu.
- Một số lá và hoa rụng mặc dù còn tươi.
- Lớp đất ở dưới chuyển sang màu xanh lục và có phần bị nén chặt.
Các biểu hiện này khá giống khi cây bị thiếu nước nên bạn cần chú ý quan sát. Vì thế, khi chuẩn bị dùng biện pháp nào can thiệp, bạn nên đưa các ngón tay vào sâu nhất có thể để kiểm tra độ ẩm của đất, xác định được tình trạng của cây.
Cách chăm sóc cây cảnh bị úng nước
Khi xác định được rằng cây đã bị úng nước, bạn cần lập tức bắt đầu làm mọi thứ để cố gắng cứu chúng. Thế nhưng bạn hãy nhớ rằng, một số cây bị úng nước như các cây mọng nước và thường không thể “cứu” được. Vì vậy, bạn cần chú ý một số điều khi chăm sóc cây cảnh úng nước để tránh mất nhiều công sức.
1. Làm khô cây
Khi xác định được cây bị úng nước, bạn cần loại bỏ độ ẩm dư thừa. Hãy lấy nó ra khỏi chậu và loại bỏ tất cả lớp đất đã dính vào rẽ. Sau đó, để cây khô trong không khí 10-12 giờ, đừng nên để chỗ quá nắng. Bằng cách này, cây mới có thể “thở” được.
2. Kiểm tra dễ cây
Sau khi đã thực hiện biện pháp giảm độ ẩm, bạn tiến hành kiểm tra trạng thái của rễ cây. Đây là điều quan trọng, vì bạn không thể cứu vãn khi rễ cây của chúng đã hỏng.
Nếu rễ cây màu trắng, nghĩa là chúng vẫn khỏe mạnh, bạn cần thực hiện các biện pháp tiếp để chăm sóc chúng. Còn nếu rễ bị đen hoặc có dấu hiệu mềm nhũn thì phần lớn cây đã kiệt sức. Khi đó, bạn nên cắt tỉa dần rễ trước khi trồng và chăm sóc lại chúng.
Tiếp đến, bạn nên trồng cây ở chiếc chậu mới, vì rất có thể chậu cũ đã bị nấm. Nếu vẫn muốn trồng lại chậu cũ, bạn hãy rửa sạch, khử trùng cẩn thận trước khi trồng để đảm bảo cây không còn bị nấm.
3. Sử dụng đất mới
“Cứu” cây bị úng nước nghĩa là bạn cần có nó một vòng đời mới. Đó là một mảnh đất giàu dinh dưỡng, bởi đất nền tốt cây mới có thể phát triển bình thường được. Để ngăn chặn tình trạng ngập úng nước tiếp theo xảy ra, bạn hãy chọn châu có lỗ thoát nước để đề phòng rủi ro lớn nhất.
Một lưu ý nhỏ khi trồng cây sang chậu mới, đó là không nên dùng phân trộn hoặc phân bón khi mới “hồi sinh”. Bởi, khi đó rễ cây rất nhạy cảm và chất dinh dưỡng trong phân có thể làm tổn thương rễ cây.
Bạn cần biết đặc tính và cách chăm sóc từng loài cây để tránh tình trạng thiếu nước hay ngập úng, ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.
Nguồn : bau.vn