Người từ Hà Nội di chuyển đến các tỉnh thành khác cần giấy tờ gì?

Từ 6h ngày 21 tháng 9 Hà Nội chính thức gỡ bỏ phân vùng, không sử dụng giấy đi đường và thực hiện chống dịch theo chỉ thị 15 của Chính phủ

Khi Hà Nội thực hiện chống dịch theo chỉ thị 15, rất nhiều người dân có nhu di chuyển ra ngoài ngoại thành hoặc các tỉnh khác. Thời điểm này, họ muốn về quê, đi các tỉnh thành khác cần các giấy tờ, thủ tục gì?

1. Người từ Hà Nội về tỉnh Hải Dương

Hiện tại tỉnh Hải Dương vẫn đang kiểm soát chặt chẽ người ra, vào đặc biệt từ các tỉnh thàh đang thực hiện chỉ thị 15,16. Theo đó, người từ địa phương khác vào tỉnh Hải Dương (kể cả người Hải Dương từ tỉnh khác trở về) cần phải có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 72 giờ.

ha noi

 

Đối với người đến/về từ Hà Nội đang thực hiện chỉ thị 15 khi vào tỉnh cần thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày, thực hiện 2 lần xét nghiệm vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14. Đối với người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng Covid-19 tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương, thực hiện 2 lần xét nghiệm ngày đầu và ngày thứ 7.

Tuy nhiên, kể cả người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin người Covid-19 khi vào tỉnh Hải Dương vẫn cần có giấy xét nghiệm bằng phương pháp PCR trong vòng 72 giờ.

2. Đối với tỉnh Hưng Yên

Người từ Hà Nội vào tỉnh cần có giấy xét nghiệm âm tính bằng phương pháp PCR hoặc test nhanh trong vòng 48 giờ, giấy xác nhận tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, thực hiện khai báo y tế.

3. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc

Nguời từ Hà Nội muốn vào tỉnh Vĩnh Phúc phải xét nghiệm Covid-19 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc PCR âm tính trong vòng 72 giờ.

Người đã tiêm đủ liều vắc xin có giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc chứng nhận Sổ sức khỏe điện tử, hoặc người từng bị nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh có giấy xác nhận. Phải thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày kể từ ngày về, thực hiện xét nghiệm ít nhất 2 lần ngày đầu tiên và ngày thứ 7.

ha noi

Người chưa tiêm phải tự cách ly y tế tại nhà 14 ngày, thực hiện xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ 7 và ngày thứ 14. Sau đó, tự theo dõi trong thời gian tiếp theo.

4. Người từ Hà Nội về tỉnh Thanh Hóa

Hiện tại, người từ Hà Nội vào Thanh Hóa phải có kết quả xét nghiệm âm tính bằng phương pháp test nhanh kháng nguyên hoặc PCR trong vòng 72 giờ.

Người được tiêm 2 mũi vắc xin hoặc được công bố khỏi bệnh Covid-19 có xác nhận, thực hiện theo dõi súc khỏe tại nhà và thực hiện xét nghiệm 2 lần.

Người chưa tiêm, chưa tiêm đủ 2 mũi cần thực hiện cách ly 14 ngày tại nhà hoặc nơi cư trú, thực hiện xét nghiệm 3 lần và người cách ly tự chi trả các chi phí liên quan.

Đối với các tỉnh thành khác

Người từ Hà Nội thực hiện theo yêu cầu của từng tỉnh khác nhau nhưng hầu hết đều cần giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 bằng phương pháp PCR trong vòng 72 giờ là tốt nhất. Ngoài ra, nếu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin cần có giấy chứng nhận, giấy tờ tùy thân và thực hiện cách ly y tế tại nhà.

Người tử tỉnh khác vào Hà Nội cần gì?

Tuy thực hiện chỉ thị 15, nhưng Hà Nội vẫn duy trì hoạt động 22 chốt tại các cửa ngõ ra/ vào thành phố và 33 chốt tại các quận, huyện, thị xã giáp ranh các tỉnh lân cận để thực hiện kiểm soát người và phương tiện đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Vì thế, người ngoại tỉnh vào Hà Nội cần có giấy kết quả xét nghiệm âm tính bằng PCR trong vòng 72 giờ, thực hiện khai báo y tế tại chốt và giấy tờ tùy thân.

Ngoài ra, đến nay Hà Nội vẫn chưa có quy định bắt buộc người muốn vào thành phố phải tiêm vắc xin phòng COVID-19.

 

 

 

Nguồn : bau.vn

  • Đừng nuông chiều quá mức: 6 thử thách giúp con mạnh mẽ và biết ơn trong tương lai

    Đừng nuông chiều quá mức: 6 thử thách giúp con mạnh mẽ và biết ơn trong tương lai

    Làm cha mẹ, ai cũng mong con có tuổi thơ hạnh phúc, lớn lên bình an và tương lai vững vàng. Nhưng đôi khi, tình yêu thương thái quá lại biến thành sự bao bọc khiến con thiếu kỹ năng sống, dễ gục ngã trước thử thách đầu đời. Ngược lại, những đứa trẻ được “rèn” sớm trong khuôn khổ, biết đối mặt với khó khăn lại thường vững vàng hơn, trưởng thành hơn và thành công hơn.Dưới đây là 6 “nỗi khổ” mà nếu cha mẹ dám để con trải nghiệm sớm, sẽ là món quà quý giá cho cả cuộc đời con.
  • Tưởng tốt cho con, hóa ra lại hại: 5 sản phẩm cha mẹ nên tránh

    Tưởng tốt cho con, hóa ra lại hại: 5 sản phẩm cha mẹ nên tránh

    Chăm sóc con nhỏ luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ. Với mong muốn bảo vệ con tối đa, nhiều mẹ không ngại đầu tư những sản phẩm “được review tốt” hoặc “được nhiều người dùng”. Tuy nhiên, không phải món đồ nào phổ biến cũng đồng nghĩa với an toàn. Trên thực tế, có một số sản phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ – điều mà nhiều phụ huynh không ngờ tới.Dưới đây là 5 sản phẩm các chuyên gia nhi khoa khuyên nên cân nhắc hoặc loại bỏ hoàn toàn khi chăm sóc trẻ nhỏ:
  • 5 nền tảng gia đình âm thầm định hình tương lai rực rỡ của con trẻ

    5 nền tảng gia đình âm thầm định hình tương lai rực rỡ của con trẻ

    Thành công của một đứa trẻ không chỉ dựa vào trí tuệ hay may mắn, mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường gia đình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thói quen, cách ứng xử và giá trị được nuôi dưỡng trong gia đình sẽ đặt nền móng vững chắc cho tương lai của trẻ. Dưới đây là 5 đặc điểm nổi bật thường thấy ở những gia đình có con cái sau này thành đạt, giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Trong hành trình nuôi dạy con, nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng nói nhiều, dạy nhiều là yêu thương. Nhưng thực tế, không phải lúc nào lời nói cũng có tác dụng tích cực. Có những thời điểm, sự im lặng đúng lúc lại có giá trị gấp nhiều lần so với lời khuyên, mệnh lệnh hay lời trách mắng.Dưới đây là 3 điều mà những cha mẹ khôn ngoan thường chọn cách không nói ra, để con được trưởng thành bằng chính trải nghiệm và suy ngẫm của mình.
  • Có nên ‘nuôi’ robot trong nhà?

    Có nên ‘nuôi’ robot trong nhà?

    Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, robot gia đình đang vượt xa vai trò là thiết bị hỗ trợ. Chúng giờ đây có thể học hỏi, giao tiếp và thậm chí xây dựng mối quan hệ với con người. Không chỉ là tiện ích, robot đang thay đổi cách chúng ta sống, chăm sóc và kết nối trong gia đình.
  • Đừng để lời nói vô tình biến con thành người yếu đuối, thụ động

    Đừng để lời nói vô tình biến con thành người yếu đuối, thụ động

    Lời nói có sức mạnh lớn hơn chúng ta tưởng. Đối với trẻ nhỏ, những gì cha mẹ nói ra không chỉ là ngôn từ thoáng qua mà còn có thể trở thành niềm tin định hình tính cách, động lực và cả tương lai của con. Một vài câu nói tưởng chừng "bình thường", thậm chí xuất phát từ lo lắng hay mong muốn tốt, lại vô tình khiến trẻ mất tự tin, phụ thuộc, sợ hãi và thiếu động lực vươn lên. Dưới đây là 5 kiểu câu nói độc hại mà cha mẹ cần tránh nếu không muốn con mình lớn lên thiếu ý chí, yếu năng lực và khó thành công trong xã hội đầy cạnh tranh ngày nay.