Mẹ tự làm món ăn vặt cho trẻ siêu ngon khiến bé quên luôn các loại bánh kẹo khác

Những món ăn vặt cho bé do mẹ tự làm sẽ khiến trẻ thích thú và cảm nhận được sự quan tâm. Đồng thời, đó cũng là cách giúp bé "cai" các loại bánh kẹo, bim bim không tốt cho sức khỏe.

Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng, sức khỏe tốt hơn. Không chỉ món chính, mà với các món ăn vặt cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Bạn hãy tự tay làm những món ăn vặt cho bé lành mạnh, vừa đảm bảo dinh dưỡng lại kích thích con ăn ngon miệng hơn.

Những món ăn vặt tự làm sẽ kích thích thị giác bằng các hình thù đáng yêu hay cách bày trí đẹp mắt. Một chút sáng tạo trong món ăn sẽ khiến trẻ thích thú và yêu thích các món mẹ làm hơn những gói bánh kẹo mua ở ngoài.

Công thức làm các món ăn vặt cho bé

1. Món ăn vặt cho bé- Bánh hạt kê

Nguyên liệu cần có 

Bột kê: 1 chén

Đường thốt nốt: 1/2 chén

Dừa tươi: 1/2 chén

Rau hạt mầm: 1/4 cốc

Thảo quả: 3-4 cây

mon an vat cho be

Cách làm 

Bước 1: Xay riêng từng loại dừa, đường thốt nốt, thảo quả. Rau mầm đem đi hấp đến khi chín.

Bước 2: Cho bột kê vào hòa tan cùng nửa cốc nước muối loãng. Tiếp theo nhào bột cho mịn và đem hấp chín trong vòng 15 phút.

Bước 3: Sau khi bột chín, trộn đều cùng dừa, đường thốt nốt, thảo quả đã xay và rau mầm thành một hỗn hợp.

Bước 4: Chia nhỏ hỗn hợp rồi vo viên hoặc dùng khuôn bánh để tạo hình đều được.

Món ăn vặt này phù hợp với các bé từ 1 tuổi bởi bánh mềm, thơm rất hấp dẫn các bé.

2. Bánh yến mạch chuối

Yến mạch là loại ngũ cốc tốt cho các bé, chúng không gây táo bón, giúp bé tăng khả năng ghi nhớ và tiếp thu. Thay vì nấu các món cháo yến mạch đã quá quen thuộc, các mẹ hãy thử làm món bánh quy từ yến mạch và chuối để bé có thể ăn vặt như snack.

Nguyên liệu 

Chuối chín: 3 quả

Dầu dừa: 80ml

Yến mạch: 160gram

Vụn sô cô la hoặc trái cây sấy khô

1 ống vani

mon an vat cho be

Cách làm 

Bước 1: Nghiền nát chuối mịn, càng mịn càng tốt vì đây là bước quan trọng quyết định đến độ mịn và bông xốp của bánh. Bạn có thể dùng máy xay sinh tố để tiết kiệm thời gian.

Bước 2: Cho vani, bột yến mạch, dầu dừa, vụn sô cô la/trái cây khô trộn cùng chuối vừa xay được thành một hỗn hợp.

Bước 3: Quết một lớp dầu ăn mỏng ở khuôn bánh và đổ hỗn hợp vừa có vào. Nướng trong vòng 15 phút ở nhiệt độ 175 độ C. Kiểm tra bánh chín bằng cách dùng tăm, dùng tăm xiên qua bánh, nếu tăm không dính nghĩa là bánh đã chín.

3. Món ăn vặt cho bé- Bánh năng lượng

Món bánh này giống như bánh quy nhưng được làm từ các nguyên liệu bổ dưỡng. Bạn làm những món ăn nhẹ như thế này kết hợp với hạt chia hoặc hạt lanh đều được. Cả 2 đều cung cấp chất xơ, protein cho cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Nguyên liệu

Yến mạch: 80gram

Mật ong: 5 muỗng canh

Bơ hạnh nhân: 50gram

Hạt lanh xay: 55gram hoặc 110gram hạt chia

1 ống vani

Trái cây khô: 80gram

mon an vat cho be

Cách làm

Trộn tất cả các thành phần trên vào 1 tô lớn. Sau đó vo thành từng viên nhỏ hoặc tạo hình theo ý thích và để vào tủ lạnh từ 5-6 tiếng là có thể ăn được.

Cách làm này vô cùng đơn giản, không cần phải nướng hoặc hấp. Nhưng khi ăn vô cùng ngon và bổ dưỡng, các mẹ nên thử nhé!

Trẻ trong giai đoạn phát triển cần bổ sung các chất dinh dưỡng và chế độ ăn uống lành mạnh. Do đó, các mẹ hãy tối ưu kết hợp các thực phẩm dinh dưỡng thành món ăn vặt để đổi vị cho bé, đồng thời bảo vệ sức khỏe.

Nguồn : bau.vn

  • Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số cảm xúc, là khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Một đứa trẻ có EQ cao sẽ biết cách hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời có khả năng hòa nhập xã hội tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao từ khi còn nhỏ.
  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.
  • Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Hiện nay, trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng, tivi ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác. Một trong những tác nhân nguy hiểm nhất là ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.
  • Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Trẻ chậm nói là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất, xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ không phát triển đúng với độ tuổi. Việc nhận biết và điều trị sớm tình trạng này giúp trẻ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ về lâu dài
  • Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Các nhà khoa học đã tìm ra độ tuổi lý tưởng để cho trẻ đi học mẫu giáo. Cha mẹ nên đưa con đi học mẫu giáo vào thời điểm để trẻ được học hỏi và phát huy tốt nhất các kỹ năng của bản thân.