Trẻ bị sâu răng cũng là nỗi lo lớn liên quan đến nhi khoa. Nếu biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ hạn chế được vấn đề này. Do đó, đừng bỏ qua bài viết này để bố mẹ biết cách phòng ngừa sâu răng cho bé nhé!
Những điều cần biết về trẻ sâu răng
1. Sâu răng ở trẻ như thế nào?
Đó là tình trạng vi khuẩn trong khoang miệng sản sinh ra axit và tấn công vào men răng, trên răng của trẻ, hình thành các lỗ sâu, gây đau và nhiễm trùng. Hiện tượng này được gọi là sâu răng ở trẻ em. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sâu răng có thể khiến bé khó chịu, bỏ ăn uống và khi lỗ sâu răng rộng hơn, có thể bị mất răng vĩnh viễn.
2. Nguyên nhân
Tình trạng sâu răng thường do các mảnh vụn của thức ăn mắc lại bên trong kẽ răng. Các mảnh vụn thức ăn này được vi khuẩn cư trú trong khoang miệng lên men carbohydrate để tạo ra axit, từ đó tấn công men răng và gây tổn thương cho men răng. Hơn nữa, các vi khuẩn trong khoang miệng nếu không được vệ sinh sẽ tạo ra mảng bám chứa axit để ăn mòn men răng và tạo nên những lỗ sâu ở răng.
Trẻ ăn nhiều đồ ngọt
Các loại bánh kẹo ngọt như kem, bánh kẹo, socola…. Các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao có thể ảnh hưởng đến răng miệng của trẻ và làm tăng nguy cơ gây sâu răng. Do đó, bố mẹ nên chú ý đến thói quen ăn uống, hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa quá nhiều đường làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Sau khi ăn hoặc bú bình trẻ không súc miệng, đánh răng sẽ làm các mảnh vụn của thức ăn từ thực phẩm bám trên răng và tăng nguy cơ sâu răng.
Trẻ thiếu fluoride
Fluoride là một chất khoáng tự nhiên với công dụng bảo vệ răng cũng như phục hồi tổn thương ở răng trong giai đoạn đầu. Do đó, nếu thiếu fluoride trẻ sẽ có nguy cơ sâu răng hơn bình thường.
3. Biểu hiện của trẻ sâu răng
Bạn sẽ thấy những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng sâu răng ở trẻ như răng trẻ có những lỗ nhỏ, nứu sưng và đau, răng bị đổi màu, có màu đen. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như:
- Hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khác lạ
- Trẻ đau răng khi nhai hoặc cắn thức ăn do đó thường xuyên bỏ bữa, sợ ăn
- Răng ê buốt, nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh, thậm chí không ăn được đồ lạnh
Ngăn ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ
1. Cách biện pháp ngăn ngừa
- Sử dụng gạc hoặc dụng cụ rơ miệng để vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ, chưa có cái răng nào.
- Khi trẻ bắt đầu mọc răng đầu tiên, mẹ nên dùng bàn chải mềm và kem đánh răng co trẻ em có chứa fluoride để đánh răng cho trẻ.
- Cho trẻ vệ sinh răng miệng trước khi ngủ, đánh răng và súc miệng mỗi tối.
- Nếu trẻ thiếu fluoride hãy sử dụng nước có chứa fluoride hoặc tham khảo nha sĩ các biện pháp bổ sung fluoride.
- Cho trẻ uống nước, sữa… bằng ly/cốc thay vì bằng bình bú.
- Hạn chế cho trẻ dùng các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, đồ ngọt, bánh kẹo
- Đánh răng 2 ngày một lần (sáng và tối), dùng thêm dụng cụ cạo lưỡi để tránh mùi hôi.
2. Chế độ ăn uống để ngăn ngừa trẻ sâu răng
Chế độ dinh dưỡng phù hợp, sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh sẽ góp phần ngăn ngừa và cải thiện sâu răng, thậm chí tốt cho sự phát triển. Khi nấu dồ ăn cho trẻ, bạn nên chú ý:
- Bổ sung thêm phomai để cung cấp canxi, chúng tốt cho răng và xương của trẻ
- Nên cho trẻ ăn thêm các loại rau củ quả và trái cây như lê, cần tây, dưa hấu, dưa chuột, bông cải và các loại rau xanh… Bởi những loại trái cây và rau củ này thường chứa nhiều chất xơ và ít đường nên rất tốt cho sức khỏe răng miệng của trẻ.
- Hạn chế các loại thức ăn như kẹo dẻo, bánh bột lọc, kẹo dừa,… vì chúng có nguy cơ dính lại kẽ răng và làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ em.
Sâu răng khiến trẻ đau nhức, khó chịu do đó bố mẹ hãy chú ý và quan tâm con hơn.
Nguồn : bau.vn