Không nên tiêm vaccine cho trẻ trong trường hợp nào?

Tiêm chủng sẽ giúp trẻ chống lại các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không nên tiêm vaccine cho trẻ.

Cùng bau.vn tìm hiểu những trường hợp không nên tiêm vaccine cho trẻ là khi nào nhé.

Những loại vaccine phổ biến trẻ cần được tiêmkhong nen tiem vaccine

Dưới đây là một số loại vaccine được các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm cho trẻ:

  • Vaccine bạch hầu, uốn ván, ho gà (vaccine DTaP)
  • Vaccine bại liệt (vaccine IPV)
  • Vaccine sởi, quai bị, rubella (vaccine MMR)
  • Vaccine thủy đậu (vaccine Varicella)
  • Vaccine viêm gan A
  • Vaccine viêm gan B
  • Vaccine H influenzae (vaccine Hib)
  • Vaccine pneumococcal (vaccine PCV13)
  • Vaccine Rotavirus (vaccine RV)
  • Vaccine cúm
  • Vaccine viêm màng não do cầu khuẩn (vaccine MPSV4/MCV4)
  • Vaccine HPV

Không nên tiêm vaccine cho trẻ trong trường hợp nào?

Đối với vaccine cúmkhong nen tiem vaccine

Trẻ nhỏ hơn 6 tháng hoặc đang bị bệnh thì không nên tiêm phòng cúm. Bên cạnh đó, trong trường hợp trẻ từng có phản ứng dị ứng vaccine cúm thì các bác sĩ sẽ cân nhắc có nên tiêm loại vaccine này cho trẻ một lần nữa hay không.

Ngoài ra, nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi tiêm:

  • Nhỏ hơn 2 tuổi
  • Có tiền sử bệnh hen hoặc có biểu hiện thở khò khè trước đó
  • Trẻ mắc bệnh mãn tính: bệnh tim, bệnh gan hoặc hen suyễn
  • Trẻ có triệu chứng khó thở do một số bệnh về cơ hoặc thần kinh nào đó
  • Trẻ miễn dịch yếu
  • Một người trong gia đình có hệ thống miễn dịch bị tổn thương
  • Trẻ được điều trị aspirin dài hạn

Không nên tiêm vaccine viêm gan A cho trẻ trong trường hợp nào?khong nen tiem vaccine

Tương tự các loại vaccine khác, trẻ phải khỏe mạnh thì mới có thể tiến hành tiêm vaccine viêm gan A. Bên cạnh đó, nếu trẻ đã từng có các phản ứng dị ứng do tiêm phòng viêm gan A thì không nên tiêm mũi nhắc lại. Trong trường hợp trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine thì các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng không nên tiêm phòng.

Khi nào không nên tiêm vaccine viêm gan B cho trẻkhong nen tiem vaccine

Trong trường hợp trẻ được xác định là bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine hoặc đã từng có phản ứng dị ứng với vaccine thì không nên tiêm phòng viêm gan B. Bên cạnh đó, nếu trẻ đang có một vấn đề nào đó về sức khỏe thì bố mẹ nên cân nhắc đến việc tạm hoãn tiêm vaccine viêm gan B.

Đối với vaccine HPVkhong nen tiem vaccine

Tương tự như vaccine viêm gan A hoặc viêm gan B, nếu trẻ bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine hoặc có phản ứng dị ứng với thuốc chủng này không nên chủng ngừa HPV. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai và người đang mắc bệnh cũng không nên tiêm phòng HPV.

Trường hợp không nên tiêm vaccine DTaP (bạch hầu, ho gà, uốn ván)

Nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine hoặc bé có các phản ứng phụ sau khi chủng ngừa không nên tiêm loại vaccine này. Trong đó, các tác dụng phụ bao gồm hôn mê, co giật, đau dữ dội và sưng tại chỗ tiêm. Bó mẹ cần lưu ý là vacxin DTaP cũng có thể có nhiều dạng khác nhau như DTP, DT hoặc Td. Vì vậy, nếu như trẻ đang mắc một trong số các bệnh trên thì đều nên tránh tiêm phòng. Bên cạnh đó, trẻ bị động kinh hoặc hội chứng Guillain-Barré thì bố mẹ nên tham khảo và nghe bác sĩ tư vấn trước khi quyết định cho trẻ tiêm.

Nguồn : bau.vn

  • Điểm tên 5 bệnh thường gặp vào mùa hè bé hay mắc

    Điểm tên 5 bệnh thường gặp vào mùa hè bé hay mắc

    Mùa hè là thời điểm thời tiết hanh khô, thường xuyên xuất hiện những cơn mưa rào tạo điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh phát triển và bùng phát mạnh mẽ. Nắm được các bệnh thường gặp mùa hè sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân.
  • Biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ em trong mùa hè

    Biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ em trong mùa hè

    Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Mùa hè đến là thời điểm ghi nhận được số ca trẻ em đuối nước lớn nhất hàng năm. Vì vậy mà các bậc phụ huynh cần biết những biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ để tránh xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
  • Nhận diện ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

    Nhận diện ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

    Rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ mắc ADHD khó kiểm soát được cảm xúc và hành động cá nhân.
  • Trẻ bị hóc dị vật đường thở: Mối lo lớn từ những vật nhỏ

    Trẻ bị hóc dị vật đường thở: Mối lo lớn từ những vật nhỏ

    Dị vật đường thở (DVĐT) hay hít phải vật lạ vào đường thở, đối với trẻ em, đây là những bất trắc khó lường, bởi hạn chế từ ý thức và nhận thức của lứa tuổi. Nghiêm trọng hơn, có nhiều trường hợp không được xử lý kịp thời, đã để lại hậu quả tổn thương não vĩnh viễn và có thể dẫn đến tử vong.
  • Điểm danh 9 loại lá tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt cho bé mùa hè

    Điểm danh 9 loại lá tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt cho bé mùa hè

    Mùa hè với thời tiết hanh khô, oi bức, bé thường gặp các bệnh lý ngoài da như: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa gây khó chịu. Dưới đây là 9 loại lá tắm cực hiệu quả cho trẻ nhỏ mà các mẹ nên biết.
  • Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị chảy máu cam

    Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị chảy máu cam

    Chảy máu ở mũi là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, nhưng nhiều bậc cha mẹ chưa được trang bị kiến thức cũng như cách xử trí đúng cho trẻ. Vì vậy, sơ cứu ban đầu là điều rất quan trọng có thể giúp cầm máu và tránh những những biến chứng đáng tiếc xảy ra cho trẻ