Mặc dù tình trạng rối loạn ăn uống thường gặp ở tuổi thiếu niên, nhưng trẻ nhỏ cũng là đối tượng bị ảnh hưởng. Trong những năm gần đây, tình trạng trẻ dưới 12 tuổi mắc phải tình trạng này đang dần tăng lên.
Rối loạn ăn uống ở trẻ là gì?
Đây là tình trạng trẻ gặp các vấn đề về ăn uống, bắt nguồn từ vấn đề tâm lý không phai do thực phẩm. Trẻ có thể bị rối loạn ăn uống do ảnh hưởng tâm lý từ một sự việc, sự kiện hay cú sốc… nào đó. Chúng gây hại cho sức khỏe, cảm xúc và mối quan hệ của trẻ trong 1 thời gian.
Rối loạn ăn uống đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ vì có thể ảnh hưởng lâu dài tới quá trình tăng trưởng và phát triển. Việc thiếu dinh dưỡng hoặc thừa chất ở độ tuổi dưới 12 dễ dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì cực kỳ ảnh hưởng sức khỏe. Tình trạng này khá khó chẩn đoán vì trọng lượng cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ khác nhau theo từng giai đoạn.
Các nghiên cứu cho thấy, khoảng 20-25% trẻ em bị ảnh hưởng bởi rối loạn ăn uống là bé trai và có thể có mối liên hệ giữa béo phì khi trẻ còn nhỏ với rối loạn ăn uống ở tuổi trưởng thành.
Những cảm xúc tâm lý như bị bắt nạt, lạm dụng, trêu chọc… có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ rối loạn ăn uống.
Các dạng rối loạn ăn uống ở trẻ
1. Tình trạng chán ăn
Trẻ chán ăn thường tiêu thụ lượng thức ăn ít, dẫn đến tình trạng thiếu cân. Người lớn có thể kiểm soát lượng calories nạp vào cơ thể để kiểm soát cân nặng, thậm chí áp dụng những biện pháp ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe như tập thể dục quá nhiều, sử dụng thuốc lợi tiểu, nhuận tràng…
Chán ăn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của trẻ?
- Dẫn đến tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng
- Huyết áp thấp, hay tụt huyết áp
- Nhịp tim không ổn định hoặc tim đập chậm
- Cơ thể xanh xao, mệt mỏi, thiếu sức sống
- Ngoài ra, các vấn đề về tâm lý như chán nản, cô đơn, buồn bã…
2. Tình trạng trẻ cuồng ăn
Khác với trẻ chán ăn, cuồng ăn là tình trạng trẻ ăn nhiều, quá nhanh và không có sự kiểm soát lượng thức ăn nạp vào. Trẻ cũng có thể ăn nhiều khi ở một mình hoặc ngay cả khi cảm thấy không đói.
Trẻ ăn nhiều không phải là một hiện tượng tốt cho sức khỏe, chúng gây ra các tác hại cho sức khỏe:
- Dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì
- Ảnh hưởng hệ tim mạch như: tim đập nhanh, huyết áp thấp hoặc cao, cholesterol cao, gan nhiễm mỡ.
- Cơ thể hay mệt mỏi, không được nhanh nhẹn và có thể ngất xỉu…
3. Trẻ rối loạn ăn uống hạn chế
Biểu hiện của tình trạng:
- Trẻ không hào hứng với bất cứ đồ ăn nào, kể cả khi đó và thường né tránh đồ ăn
- Số cân thấp hơn lượng quy định độ tuổi, gầy gò.
- Không hứng thú với mùi vị hoặc kết cấu của đồ ăn dù có bắt mắt tới đâu.
- Trẻ hay sợ nghẹn hoặc bị nôn mửa.
Nếu trẻ bị tình trạng này dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, rối loạn tâm lý, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, các hành vi liên quan đến ăn uống…
Cần làm gì để giúp trẻ thoát khỏi rối loạn ăn uống
Hãy xóa bỏ những bữa ăn kiêng bạn bắt trẻ phải ăn. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, chia đều các bữa ăn trong ngày và sử dụng các thực phẩm lành mạnh.
Chú ý hơn đến hình thức trang trí của món ăn, để thu hút thị giác của trẻ.
Xóa bỏ những nỗi lo tâm lý như béo phì, thừa cân hay thiếu dinh dưỡng, quá gầy… Khi áp lực tâm lý bị gỡ bỏ thì tinh thần ăn uống cũng thoải mái hơn.
Thể dục thể thao đều đặn, đó là cách giải tỏa tâm lý. Đồng thời, vận động giúp cho trẻ tiêu hao năng lượng còn tồn đọng trong cơ thể, giảm tình trạng thừa cân. Bên cạnh đó, cũng có tác dụng kích thích trẻ ăn ngon hơn.
Bạn có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ để tư vấn phương pháp điều trị nếu tình trạng này kéo dài mãi.
Nguồn : bau.vn