Trong thời gian mang thai, một số bà bầu gặp triệu chứng ngứa toàn thân hoặc tập trung ở một bộ phận nào đó, càng gãi càng khó chịu. Dưới đây là một số phương pháp giảm ngứa an toàn.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ngứa trong thai kỳ
Những trường hợp dị ứng trong thai kỳ bao gồm:
- Thai phụ có tiền sử da khô, khi tử cung phát triển khiến da bị giãn ra, gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Ứ đọng mật trong gan do thai nghén. Thường có triệu chứng ngứa khởi phát đột ngột ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và lan nhanh ra các bộ phận khác. Tình trạng này có thể bị suốt thai kỳ, càng về đêm càng tăng. Đôi khi ở một số thai phụ còn xuất hiện hiện tượng vàng da, do ứ mật ngoài gan, nước tiểu đậm và phân xám. Bà bầu còn có nguy cơ bị tiêu phân có mỡ và giảm hấp thu vitamin tan trong mỡ, kể cả vitamin K. Cần nhận biết sớm nguyên nhân này để giảm thiểu các ảnh hưởng xấu lên thai nhi.
- Nhóm bà bầu bị viêm sẩn da, mảng mề đay ngứa trong thai kỳ: đa số các trường hợp này xảy ra sau 6 tháng của thai kỳ hoặc sau sinh. Đây là tình trạng lành tính, không ảnh hưởng nặng trên mẹ hoặc thai nhi. Mảng mề đay lan từ bụng đến đầu và mông, không bị quanh rốn cũng không có triệu chứng toàn thân.
- Một số ít thai phụ mắc bệnh bóng nước thai kỳ gây ngứa (tần. suất 1/10.000), đây là bệnh tự miễn. Bệnh hay gặp sau tuần 20 của thai kỳ hoặc chỉ sau khi sinh. Biểu hiện lâm sàng là ngứa nhiều trước khi sang thương da xuất hiện; sẩn và mảng ngứa đỏ quanh rốn và tứ chi, tạo bóng nước gây đau. 20% có ở niêm mạc nhưng thai phụ sẽ không bị ở mặt, lòng bàn tay, chân. Bệnh sẽ tăng nguy cơ khiến thai phụ mắc các bệnh tự miễn khác, nhất là bệnh Graves, có thể làm bà bầu sinh non hoặc thai nhi nhẹ cân, 10% trẻ sơ sinh bị tổn thương da nhẹ, tự lành sau vài ngày, vài tuần. Bệnh có thể tái phát ở thai kỳ sau (sớm và nặng hơn) hoặc lúc có kinh, dùng thuốc ngừa thai.
- Thường nhất là tình trạng ngứa do chàm, xuất hiện trong 6 tháng đầu thai kỳ. Bệnh do di truyền hoặc thai phụ bị stress, dị ứng với phấn hoa, lông thú, hóa chất và vài loại thực phẩm nào đó.
Phương pháp giảm ngứa an toàn cho bà bầu
Để tránh ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi, khi gặp triệu chứng ngứa, thai phụ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà cần đến ngay bác sĩ sản khoa để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Bên cạnh đó, thai phụ có thể áp dụng liệu pháp 4T, một phương pháp trị liệu toàn diện các bệnh mạn tính của y học cổ truyền, điều trị cả nguyên nhân và triệu chứng.
Tinh thân – Tâm lý – Tâm linh liệu pháp tạo cuộc sống bình yên
Giữ tinh thần, tâm lý an bình bằng cách giải quyết các xung đột gia đình, xã hội để hóa giải nỗi giận dỗi, lo âu. Cân bằng công việc, tránh tạo nhiều áp lực cho bản thân. Mỗi bà bầu tự tìm cách thư giãn, học suy nghĩ tích cực. Có thể nghe nhạc, nói chuyện với người thân, bạn bè, tham gia lớp học yoga, đọc sách.
Thực phẩm
Nếu bệnh nhẹ, thai phụ có thể bỏ các thực phẩm như thịt, tôm, cua, hải sản. Chú ý ăn nhiều rau xanh, củ, quả. Trường hợp bệnh nặng, chỉ nên ăn gạo lứt, muối mè, rau xanh (chỉ trong thời gian trị liệu) và uống nhiều nước.
Tập dưỡng sinh
Tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho bà bầu bằng bài tập nhẹ nhàng: đi bộ chậm, kết hợp động tác thở sâu (giúp lưu thông khí huyết, tăng O2, và giảm CO2).
Thuốc Đông dược (Dược phẩm)
Điều trị bệnh theo nguyên tắc: khu phong – thanh nhiệt, giải độc – hoạt huyết. Các bác sĩ Đông y kê thuốc Uống cho bà bầu tùy vào từng trường hợp bệnh. Nếu ngứa nhẹ có thể dùng diệp hạ châu, bồ công anh.
Bệnh nặng hơn sẽ uống thuốc sắc theo toa căn bản gia giảm. Ngoài ra, để giảm ngứa, bà bầu có thể tắm bằng lá khế, kinh giới, hy thiêm thay sữa tắm, dầu gội đầu thay thế bằng bồ kết.
Lưu ý: chỉ áp dụng đồng thời cả 4 liệu pháp trên nếu bệnh nặng, phức tạp và kéo dài. Trên thực tế, trường hợp bà bầu bị ngứa nhẹ chỉ cần ăn kiêng và dùng diệp hạ châu là đủ.
Nguồn : bau.vn